Thời đại Internet bùng nổ, chuyển đổi số (Digital Transformation) ra đời và trở nên phổ biến trong thời gian gần đây. Nếu hoạt động hiệu quả thì chuyển đổi số sẽ thay đổi toàn diện cách thức mà một doanh nghiệp hoạt động, từ đó hỗ trợ tăng hiệu quả hợp tác, tối ưu hóa hiệu suất làm việc và mang lại giá trị cho khách hàng. Vậy những hạn chế thế nào cho doanh nghiệp vừa và nhỏ khi ứng dụng chuyển đổi số?
Vai trò thiết yếu của chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Báo cáo của các công ty nghiên cứu thị trường lớn như Gartner, IDC…đều chỉ ra rằng chuyển đổi số thực sự mang lại rất nhiều lợi ích cho mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp: từ điều hành quản lý đến nghiên cứu, kinh doanh…
Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp:
- Tạo ra sản phẩm/dịch vụ mới hoặc phương thức phục vụ mới
- Tiếp cận nhiều khách hàng hơn, xóa bỏ ranh giới vật lý trong kinh doanh
- Loại bỏ nhiều khâu trung gian, tối ưu hóa quy trình của doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp và mang lại lợi ích, sự tiện lợi khách hàng
- Giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn nhờ nguồn thông tin quản lý dồi dào và hệ thống hơn
- Ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt, kịp thời
- Nâng cao năng suất lao động nhờ đòn bẩy công nghệ
Đọc thêm: 6 nguyên tắc cơ sở khi ứng dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp
3 hạn chế điển hình cho doanh nghiệp vừa và nhỏ khi ứng dụng chuyển đổi số
Chuyển đổi số đang là xu hướng trên toàn thế giới, nhưng tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, dường như vẫn chưa thực sẵn sàng cho quá trình này. Chính vì thế mà họ gặp phải những hạn chế như:
Trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo thấp
Theo VCCI, hiện doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp, trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp, có 80% đến 90% máy móc sử dụng trong doanh nghiệp Việt Nam là nhập khẩu, gần 80% là những công nghệ cũ từ thập niên 1980-1990.
Trong tháng 4/2019, Cisco công bố báo cáo “Chỉ số phát triển kỹ thuật số của doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực châu Á – Thái Bình Dương”, thực hiện trên 1.340 doanh nghiệp tại khu vực nói chung và 50 doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đối mặt với những rào cản trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số như thiếu kỹ năng số và nhân lực (17%), thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số (16,7%), thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp (15,7%),…
Thiếu sự gắn kết giữa lợi ích của chuyển đổi số với mục tiêu kinh doanh
Việc thuyết phục từng phòng ban trong doanh nghiệp chấp nhận thay đổi thói quen và hợp tác là quá trình không hề dễ dàng với các nhà quản lý công nghệ.
Chẳng hạn, muốn phòng Marketing chuyển đổi số, các CIO, CTO phải hiểu và nói chuyện với nhân sự Marketing bằng ngôn ngữ của chính họ, phải kết nối với đại diện, nhà quản lý các phòng ban này, hoặc bước đầu thành lập một ủy ban chuyển đổi số để tìm sự đồng thuận. Chỉ khi đó, quá trình thực hiện chuyển đổi số không rời rạc giữa bộ phận công nghệ và các bộ phận nghiệp vụ khác như tình trạng thường thấy hiện nay tại doanh nghiệp.
Thiếu sự mạnh dạn đầu tư từ các nhà lãnh đạo
Ngoài ra, chuyển đổi số tương đương với việc thay đổi hầu hết các quy trình làm việc, văn hóa và phương thức điều hành, việc thay đổi này cần bỏ ra một số vốn đầu tư lớn cũng như nguồn lực để hoàn thành. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp vẫn đang đắn đo việc chưa chắc chắn được kết quả sau khi áp dụng chuyển đổi số và những rủi ro nếu như thất bại.
Bên cạnh đó, các chuyên gia công nghệ thông tin còn cho rằng quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam diễn ra khá sớm nhưng tốc độ chậm vì nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp quá thận trọng và cân nhắc rủi ro. Đơn cử, giai đoạn 2013 khi vấn đề cơ sở dữ liệu lớn (big data) bắt đầu được đề cập, nhiều doanh nghiệp Việt cho rằng “vẫn còn là chuyện xa vời”, nhưng chỉ vài năm sau big data hiện hữu ở mọi lĩnh vực kinh doanh.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với chuyển đổi số như giải pháp cơ bản cần được nhìn nhận như cơ hội trên chuyến tàu cuối. Nếu lỡ chuyến tàu này chúng ta sẽ đi sau các nước phát triển xa hơn nữa. Chính vì vậy, các nhà lãnh đạo, quản lý cần sáng suốt và tinh tế để nắm bắt được những hạn chế khi quyết định ứng dụng chuyển đổi số vào doanh nghiệp của mình. Điều này không chỉ giúp các công ty, tập đoàn rút ngắn khoảng cách đi tới thành công mà còn tránh được nhiều rủi ro, tổn thất không mong muốn.
Đọc thêm: 6 nguyên tắc cơ sở khi ứng dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp