Đợt dịch Covid-19 kéo dài đã gây ra biết bao nhiêu thiệt hại cho đời sống – xã hội cũng như nền kinh tế. Rất nhiều doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng lao đao vì dịch bệnh, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì vậy, việc tìm ra giải pháp ứng phó với những thay đổi trong thời kỳ đại dịch toàn cầu này là vô cùng thiết yếu.
Các doanh nghiệp lao đao
Theo thống kê của của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Thế giới thực hiện trong đợt dịch thứ ba, đến 87,2% doanh nghiệp chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh. Và dự đoán số lượng doanh nghiệp phải dừng sản xuất hay phá sản còn tiếp tục tăng lên khi đợt Covid-19 thứ tư quay trở lại. Có thể thấy, đại dịch đã khiến hoạt động kinh doanh và sản xuất của các doanh nghiệp gặp trì trệ, cung không gặp cầu, đứt gãy chuỗi cung ứng khiến cho doanh thu giảm mạnh, các doanh nghiệp rơi vào trạng thái khủng hoảng.
Thích nghi với trạng thái bình thường mới
Cho đến nay, các doanh nghiệp đã bắt đầu quen với hình thức làm việc mới, coi làm việc tại nhà như là một phần “bình thường”. Một vài doanh nghiệp đã áp dụng thành công các biện pháp cải thiện hiệu quả khi làm việc từ xa như thay đổi mô hình quản lý, xây dựng hệ thống đánh giá mới hay đưa công nghệ vào xử lý công việc. Tuy nhiên, để thực sự ổn định khi quay lại làm việc, các công ty cần phải tập trung vào khả năng phục hồi và ứng phó với các thay xoay quanh doanh nghiệp và con người.
Đánh giá tình hình doanh nghiệp trước khi quay lại làm việc
Để sẵn sàng trở lại, các công ty cần thực tế nhìn nhận vào vấn đề, chỉ ra những yêu cầu mới trong thời kỳ dịch bệnh và so sánh với tình hình công ty. Đánh giá các mặt then chốt là cần thiết trước khi để doanh nghiệp quay trở lại hoạt động như trước.
Sự an toàn của nhân viên
Dịch bệnh đã khiến chúng ta nhìn thẳng vào sự thật sức khỏe và sự an toàn của con người là trên hết. Xây dựng một môi trường an toàn là điều bắt buộc khi cho phép nhân viên đến làm việc tại công ty. Đảm bảo môi trường làm việc đạt chuẩn theo quy định và nhân viên phải được trang bị đầy đủ các kiến thức về phòng chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đưa ra các biện pháp dự kiến để kiểm soát tình hình dịch bệnh tại công ty, ví dụ đo thân nhiệt khi đến công ty.
Sẵn sàng cho các chi phí phát sinh
Có thể nói, có rất nhiều chi phí phát sinh khi trong thời kỳ đại dịch: chi phí đảm bảo an toàn sức khỏe theo quy định, các chi phí liên quan đến thiết kế lại không gian làm việc để hạn chế tiếp xúc hay đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ làm việc từ xa. Bên cạnh đó, cũng có những khoản chi phí được cắt giảm như chi phí an ninh, vệ sinh,… Việc xác định các khoản này giúp doanh nghiệp sắp xếp lại dòng tiền, lập kế hoạch cho các mục tiêu kinh doanh trong giai đoạn phục hồi này.
Lắng nghe nhu cầu của nhiên viên
Con người là yếu tố then chốt trong một tổ chức, vì vậy không thể bỏ quên những ý kiến từ các nhân viên. Công ty nên thu thập những ý kiến, quan điểm, thái độ của nhân viên về vấn đề sức khỏe trong tình hình dịch bệnh hiện nay. Bên cạnh đó, bộ phận nhân sự cần lắng nghe và nắm bắt những khó khăn, thử thách của nhân viên như trông nom con nhỏ, gánh nặng tài chính, qua đó xem xét các biện pháp hỗ trợ và xây dựng niềm tin kịp thời.
Các vị trí công việc khác nhau
Trước tiên, doanh nghiệp cần xác định các nhiệm vụ chính, sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các nhiệm vụ. Từ đó doanh nghiệp có thể biết được các vị trí nào cần ưu tiên làm việc tại văn phòng, hay những công việc có thể bị ảnh hưởng năng suất nếu làm việc từ xa. Bởi trong thời kỳ dịch bệnh, công ty cần có những biện pháp ứng phó kịp thời đối với mỗi chỉ thị hay nguyên tắc mới của Chính phủ.
Đọc thêm: 6 lời khuyên cho nhà quản trị mùa Covid
Xây dựng các kế hoạch để quay lại làm việc
Thực hiện các biện pháp đảm bảo sức khỏe tại nơi làm việc
Công ty nên đưa ra các phương pháp để kiểm soát những người ra/vào công ty và những nơi họ đã từng đến. Ngoài ra, các biện pháp để bảo đảm sức khỏe, vệ sinh như kiểm tra thân nhiệt, rửa tay trước khi vào văn phòng hay lên lịch dọn dẹp thường xuyên là bắt buộc theo quy định. Cuối cùng, doanh nghiệp có thể đưa ra các phương án làm việc luân phiên/chia lại ca làm sao cho phù hợp để giảm thiểu sự tiếp xúc giữa nhân viên.
Tạo môi trường làm việc an toàn
Đầu tiên, doanh nghiệp cần đưa ra một vài quy định mới nhằm tối thiểu giao tiếp giữa các nhân viên tại nơi công sở, tránh tập trung đông người tại các không gian chung. Ban quản lý nên có những biện pháp sắp xếp lại không gian làm việc như thiết kế lại khu vực làm việc cá nhân, bổ sung các tấm chắn giữa các bàn làm việc,…
Sắp xếp lại cách vận hành của công ty
Xây dựng lịch làm việc linh hoạt cho từng bộ phận dựa trên mức độ ưu tiên công việc và tính kết nối giữa các phòng ban. Doanh nghiệp nên đánh giá có thực sự cần thiết để tất cả các bộ phận cùng quay lại làm việc hay không. Nếu không thì cần đưa ra các phương án làm việc từ xa hợp lý đồng thời đảm bảo cơ sở vật chất để làm việc tại nhà.
Tham khảo: Phần mềm quản lý giao việc digiiTeamW.
Khảo sát ý kiến nhân viên
Việc lắng nghe nhân viên lúc này là vô cùng quan trọng, doanh nghiệp có thể tạo hòm thư ý kiến nếu cần thiết. Bởi việc hiểu những khó khăn, trở ngại của nhân sự là một phần giúp tạo ra sự đồng cảm và thúc đẩy tinh thần làm việc của công ty, từ đó thiết lập một vài chính sách hỗ trợ khi cần.
Đọc thêm: Doanh nghiệp có thể làm gì để bảo vệ nhân viên trong mùa dịch
Tổng kết
Để có thể quay trở lại guồng quay công việc bình thường, doanh nghiệp cần rất nhiều nỗ lực, thay đổi từ nhận thức cho đến phương thức. Điều đầu tiên các nhà quản trị nên làm đó là nhìn nhận, đánh giá lại cục diện, xác định những điểm cần thay đổi và cải thiện. Chỉ khi đó, người quản lý mới có thể đưa ra các quyết định đúng đắn và điều hành công ty đi đúng hướng.
Liên hệ
Công ty Giải pháp Công nghệ OOC
_______________________________
Phần mềm Quản lý Doanh nghiệp digiiMS
digiiHRCore | digiiC&B | digiiCAT | digiiTeamW (KPI, OKR)
📞Hotline/Zalo: 0886595688
📩 Email: [email protected]
💻 Website: https://ooc.vn
🏢 VP: Tầng 15, Tòa nhà Viwaseen, 48 Tố Hữu, Nam Từ Liêm, Hà Nội.