Chuyển đổi số: Những lầm tưởng cần tránh

Rate this post

Last updated on 17/01/2024

Khái niệm về chuyển đổi số đã xuất hiện từ những năm 90 của thế kỷ trước, nhưng nó thực sự trở thành một làn són khi con người chúng ta bước vào cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4. Việt Nam là một nước đi sau, trong khi về mặt công nghệ và tư duy của chúng ta hạn chế, những tinh thần chuyển đổi số cũng đã lan rộng và lên cao trong các doanh nghiệp, tổ chức công,… Bằng chứng cho thấy, trước đại dịch, phần trăm doanh nghiệp áp dụng công nghệ trong quản lý sản xuất là 50,9%;và xu hướng này tiếp tục gia tăng dù cả trong thời kỳ dịch bệnh khó khăn: 25,7% doanh nghiệp (theo VCCI, 2020).

Chuyển đổi số là gì?

Người người, nhà nhà nói đến Chuyển đổi số. Chuyển đổi số giờ giống như một từ khóa xu hướng trong xã hội. Nhưng phần lớn, những gì mọi người hiểu về chuyển đổi dường như mới dừng lại ở phần “số” mà chưa thực sự thế nào là “chuyển đổi”. Vậy, chuyển đối số thực chất là gì?

Thực chất, chuyển đổi số là áp dụng các công nghệ kỹ thuật như: Big data, IoT, điện toán đám mây,…, tích hợp với tư duy quản lý và điều hành mới nhằm làm thay đổi, mô hình kinh doanh, phương thức làm việc, sản xuất, gia tăng sự tính hợp tính đồng bộ trong doanh nghiệp. Nó giúp tạo ra những giá trị tốt hơn trong quản lý con người, công việc, mang đến sản phẩm, dịch vụ chất lượng hơn và nâng cao trải nghiệm khách hàng. 

"<yoastmark

Ngoài ra, chuyển đổi số không chỉ đơn giản là câu chuyện ứng dụng công nghệ, nó còn phải đi sâu vào để kiến thiết lại văn hóa doanh nghiệp, tác phong và tư duy của con người thực hiện chuyển đổi. Nó giúp thay đổi thói quen, tác phong và tâm lý làm việc nhằm tạo ra văn hóa học tập liên tục, đổi mới liên tục để không bị đào thải. Nói như vậy, chuyển đổi số là một quy trình toàn diện, nó diễn ra ở mọi khâu, mọi đối tượng và đặc biệt con người bên trong tổ chức phải luôn sự giữ được tinh thần quyết liệt. Chuyển đổi số không chỉ là sự quán triệt từ cấp lãnh đạo mà nó cần được truyền lửa cho các cấp quản lý cấp trung đến từng nhân viên. 

Những lầm tưởng trong quá trình chuyển đổi số ở doanh nghiệp

1. Chuyển đổi số là đích đến

Chyển đổi số không phải là một điểm đến, nó là một hành trình

Chyển đổi số không phải là một điểm đến, nó là một hành trình

Không. Chuyển đổi số chính xác là một quá trình. Rõ ràng, mục tiêu cuối cùng thúc đẩy doanh nghiệp không phải là chuyển đổi số hay áp dụng công nghệ vào quản lý, sản xuất. Mục tiêu của sự thay đổi là để gặt hái những lợi ích về mặt tài chính, nguồn lực và khách hàng. Vậy nên, chuyển đổi số nên được nhìn nhận là một hành trình, con đường ngắn và hiệu quả nhất dẫn dắt các doanh nghiệp vượt lên và đứng đầu.

Chuyển đổi số nên diễn ra dần dần theo từng giai đoạn là lộ trình: từ tự động hóa một phần đến toàn phần, đồng bộ một phần đến đồng bộ toàn phần. Cả con người và tổ chức cần có thời gian thích ứng, học tập và triển khai kế hoạch chuyển đổi số. Và chắc chắn nó nó không phải việc một tháng, một năm, nó là câu chuyện thường trực ở doanh nghiệp khi phải liên tục, không ngừng đổi mới.  

2. Công nghệ là tất cả

Công nghệ là một AI, IoT, hay Big data được coi là những ứng dụng công nghệ hiện đại giúp doanh nghiệp thực hiện các bước nhảy vọt và vươn lên dẫn đầu. Nhiều doanh nghiệp cho rằng chỉ cần mang công nghệ mới về áp dụng là có thể thay đổi hiệu quả quản lý và hiệu suất công việc, cắt giảm chi phí ở cả hai khối front và back.

Tuy nhiên, chuyển đổi số không phải chỉ diễn ra ở bề mặt, nó cần được thay đổi từ tư duy, thói quen, cách thức tiếp cận và tinh thần học hỏi. Rõ ràng có thể thấy, để ứng dụng được công nghệ 4.0, nhân viên cũng cần có trình độ công nghệ tương ứng và một tinh thần dám học hỏi trau dồi tri thức. Ngoài ra, tư duy đúng và cấp tiến về chuyển đổi số cũng là điều không thể thiếu. Mỗi thành viên trong tổ chức phải có sự cam kết và sẵn sàng đối mặt với rủi ro, thất bại. 

3. Chuyển đổi số là câu chuyện của cấp quản lý

"<yoastmark

Chuyển đối số thường bắt nguồn và khởi xướng bởi cấp quản lý, nhưng chỉ mình cấp quản lý thôi là chưa để “làm nên non”. Cũng giống như việc, một hướng đi, một chiến lược chuyển đổi từ cấp lãnh đạo tham vọng là chưa đủ nếu nhân viên không đồng lòng, mục tiêu chưa thống nhất. Rất nhiều trường hợp, tinh thần đổi mới thì hừng cháy ở cấp quản lý, các nhà lãnh đạo xông xáo tìm hiểu về công nghệ, cách thức chuyển đổi, nhưng đến khi đem về áp dụng thì nhận lại sự thờ ơ của nhân viên.Tinh thần quyết liệt chuyển đổi cần được nhóm lên và làm sôi sục trong nhân viên bằng cách thường xuyên giao tiếp, truyền cảm hứng.

Vì chính nhân viên mới là lực lượng hiện thức hóa những mục tiêu chuyển đổi số, là người trực tiếp áp dụng công nghệ và góp phần thay đổi văn hóa doanh nghiệp. Con người vẫn luôn là mắt xích quan trọng để chuyển đổi số thành công. 

4. Số hóa là chuyển đổi số?

Áp dụng số hóa như quản lý dữ liệu trên đám mây hay hồ sơ không giấy tờ trong một mô hình kinh doanh và cách thức quản lý cũ thoạt nhìn có vẻ như đang trong quá trình chuyển đổi số. Nhưng đây là một lầm tưởng phổ biến của rất nhiều doanh nghiệp đang bước đầu chuyển đổi số. Thực ra, những việc kể trên mới chỉ là một bước đầu trong cả tiến trình chuyển đổi số. Bởi như đã nói, chuyển số là sự thay đổi của cả bộ máy, nó cần có sự kết nối giữa các phòng ban, sự tích hợp, kế thừa trong dòng chảy dữ liệu, sự đồng bộ trong quản lý. Chuyển đổi số  được coi là thành công khi kết quả đạt được là của cả bộ máy, chứ không riêng gì một phòng ban, một đầu công việc. 

5. Chuyển đổi số bằng công thức chung

"<yoastmark

Chuyển đối số là kế hoạch mạo hiểm và nhiều thách thức, việc học hỏi các tổ chức khác, doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực được cho là có thể giúp hạn chế bớt rủi ro. Tuy nhiên, nhận định này có thể là dẫn đến một tai hại to lớn nếu cấp chiến lược cứ chăm chăm bê nguyên môi hình chuyển đổi về áp dụng cho doanh nghiệp mình. Thất bại này là dễ thấy khi mỗi công ty có bố cảnh công nghệ khác nhau, mức độ học hỏi và khả năng thích nghi công nghệ của nhân viên không đồng nhất, chưa kể mô hình kinh doanh riêng biệt và các điểm đặc thù trong từng công ty.

=> Vậy nên, không có bất kỳ công thức chung nó có thể áp dụng cho nhiều loại hình kinh doanh, nhiều doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nên hiểu để chính con người bên trong và bối cảnh doanh nghiệp để xác định mục tiêu và quy trình chuyển đổi. 

Chuyển đổi số với hệ sinh thái quản lý doanh nghiệp digiiMS

Chuyển đổi số không phải là chuyện một sớm một chiều, quy trình triển khai nên được thiết kế có bài bản mà mang tính chiến lược của công ty. Kế hoạch này nên bắt đầu từ việc tự động hóa, gạt bỏ giấy tờ và bắt đầu ứng dụng công nghệ vào quản lý. Quản lý nhân sự chính là một điển hình như thế. 

Hệ sinh thái quản lý doanh nghiệp digiiMS bao gồm những các phân hệ phần mềm quản lý nhân sự và công việc dựa trên cơ sở kế thừa dòng chảy thông tin, được tích hợp và kết nối với nhau tạo ra một mạng lưới quản lý sâu rộng. Các phần hệ trong digiiMS bao gồm: quản lý năng lực digiiCAT, quản lý thông tin nhân sự digiiHRcore, quản lý công việc và kết quả digiiTeamW và quản lý tiền lương và trợ cấp digiiC&B. 

Chuyển đối số với hệ sinh thái digiiMS - Chuyên sâu - Linh hoạt - Tiết kiệm

Chuyển đối số với hệ sinh thái digiiMS – Chuyên sâu – Linh hoạt – Tiết kiệm

Khi đứng độc lập, đây là các phần mềm chuyên sâu có hỗ trợ nhà quản lý giải quyết các nghiệp vụ liên quan. Đặc biệt khi được đặt trong bộ digiiMS có liên kết dữ liệu giữa các cấu phần, nó trở thành một bộ giải pháp chuyên nghiệp, toàn diện, giúp củng cố thêm những bước đi trong tiến trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Chuyển đổi số với hệ sinh thái digiiMS, doanh nghiệp có thể trải nghiệm những lợi ích sau:

 1. Tính linh hoạt vượt trội

Dựa trên kinh nghiệm tư vấn của công ty OCD, hệ sinh thái áp dụng linh hoạt nhiều mô hình quản lý, quy mô doanh nghiệp trong các ngành nghề khác nhau, đảm bảo giải pháp bám sát vào bối cảnh công ty. Ngoài ra, phương pháp quản trị chuẩn, chuyên sâu theo chuẩn Mỹ. những đã điều chỉnh với doanh nghiệp, thông lệ tốt của Việt Nam. Phương pháp OOC triển khai đã được minh chứng bằng sự thành công của hàng trăm khách hàng sử dụng phần mềm như: Công ty CP Xếp dỡ Hải An, Công ty Dược phẩm Hoa Linh, Tổng Công ty Hàng hải Việt nam (Vinalines),….

2. Khả năng mở rộng cao

Công nghệ được áp dụng trong các phân hệ phần mềm digiiMS được thiết kế để có tính mở cao, dễ dàng tùy biến phù hợp với nhu cầu chuyển đổi số và đặc thù của doanh nghiệp. Dựa về những đặc có tính nhân rộng, OOC hoàn toàn có thể hỗ trợ thực hiện hóa các mục tiêu quản lý trên phần mềm. Bên cạnh đó, các phần mềm có thể dễ dàng kết nối cộng tác, chia sẻ thông tin với các thiết bị, phần mềm khác qua cổng API.

Chuyển đối số dễ dàng với khả năng tích hợp cao với cổng API

Chuyển đối số dễ dàng với khả năng tích hợp cao với cổng API

3. Hệ sinh thái đồng bộ

Các phân hệ được phân chia khoa học để xử lý các nghiệp vụ chuyên sâu trong từng lĩnh vực như: lương thưởng, đánh giá năng lực, nhân sự và công việc. Tuy nhiên, tất cả phân hệ đều đồng bộ dữ liệu với nhau chặt chẽ, hỗ trợ chuyển đổi số toàn diện. Đứng trên góc độ của nhà quản lý, phần mềm giúp nâng cao năng lực quản lý, giảm đáng kể công sức theo dõi giám sát. Đặc biệt với, phần mềm có thể đáp ứng được đầy đủ khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng quy mô, nhiều tầng quản lý: công ty mẹ, công ty con, chi nhánh, khối phòng ban, bộ phận,.. Tất cả được đồng bộ và quản lý dữ liệu tập trung và chặt chẽ theo cơ chế phân quyền. 

Liên hệ

Công ty Giải pháp Công nghệ OOC

_______________________________

Phần mềm Quản lý Doanh nghiệp digiiMS

digiiHRCore | digiiC&B | digiiCAT | digiiTeamW (KPI, OKR)

📞Hotline/Zalo: 0886595688

📩 Email: [email protected]

💻 Website: https://ooc.vn

🏢 VP: Tầng 15, Tòa nhà Viwaseen, 48 Tố Hữu, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Contact Us