Chuyển đổi số Công nghệ Công nghệ và Cuộc sống

Chuyển đổi số và cơ hội của Việt Nam, không làm luôn thì đợi đến bao giờ?

Thế nào là chuyển đổi số
Rate this post

Năng suất lao động của người Việt chỉ bằng 7,0% của Singapore, 17,6% của Malayxia và 36,5% của Thái Lan. Tuy nhiên với sự phát triển nhanh chóng của quá trình chuyển đổi số, Việt Nam đang có cơ hội tăng năng suất lao động và vươn lên thoát khỏi tình trạng này.

Vì sao năng suất lao động Việt Nam thua kém người Mã, người Thái?

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Năng suất lao động (NSLĐ) toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2017 ước tính đạt 93,2 triệu đồng/lao động (tương đương 4.166 USD/lao động). Tính chung giai đoạn 10 năm 2007-2016, Việt Nam hiện là quốc gia có tốc độ tăng NSLĐ cao trong khu vực ASEAN (tăng 4,2%/năm).

Tuy sở hữu tốc độ tăng nhanh, mức NSLĐ của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực. Tính theo PPP năm 2011, NSLĐ của Việt Nam năm 2016 đạt 9.894 USD, chỉ bằng 7,0% mức năng suất của Singapore, 17,6% của Malayxia, 36,5% của Thái Lan, 42,3% của Indonesia và bằng 56,7% NSLĐ của Philipines.

Đáng chú ý là chênh lệch về NSLĐ giữa Việt Nam với các nước vẫn tiếp tục gia tăng. Điều này cho thấy khoảng cách và thách thức mà nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt trong việc bắt kịp mức năng suất lao động của các nước.

Nguyên nhân của điều này là bởi quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tuy theo hướng tích cực nhưng còn chậm, các ngành công nghiệp, dịch vụ, nhất là những ngành dịch vụ “mũi nhọn” như tài chính, tín dụng, du lịch còn chiếm tỷ trọng thấp.

See also  Các xu hướng trong thời đại sử dụng công cụ quản lý (phần 1)

Số liệu thống kê cho thấy, năm 2016 tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP của Việt Nam là 16,3%, trong khi tỷ lệ này của Thái Lan là 8%; Malaysia 9%; Philipines 10%;  Indonesia 14%. Với quốc gia giàu có nhất khu vực là Singapore, tỷ trọng ngành nông nghiệp tại đây rất nhỏ, các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm gần 100% GDP.

Một trong những nguyên nhân của tình trạng này còn là do lượng lao động trong khu vực nông nghiệp còn lớn, trong khi NSLĐ ngành nông nghiệp thấp. Đến năm 2017, nước ta vẫn còn tới 21,6 triệu lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Trong khi đó, NSLĐ khu vực này chỉ đạt 35,5 triệu đồng/lao động, bằng 38,1% mức NSLĐ chung của nền kinh tế

Không chỉ vậy, tình trạng máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ lạc hậu cũng ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất lao động của người dân Việt Nam. Phần lớn doanh nghiệp nước ta đang sử dụng công nghệ tụt hậu 2-3 thế hệ so với mức trung bình của thế giới. Trong số này, 76% thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ nhập từ nước ngoài thuộc thế hệ những năm 1960-1970, 75% số thiết bị đã hết khấu hao, 50% thiết bị là đồ tân trang.

Chính những thực tế đó cùng với việc hiệu quả sử dụng lao động của Việt Nam còn thấp, trình độ tổ chức, quản lý các nguồn lực còn nhiều bất cập do những điểm nghẽn về cải cách thể chế và thủ tục hành chính đã níu chân NSLĐ nước ta trong vài thập kỷ.

Những lý do này đòi hỏi Việt Nam phải có một sự thay đổi mạnh mẽ, toàn diện về cơ cấu lao động, cơ cấu nền kinh tế và về thể chế chính sách để cải thiện NSLĐ, từ đó tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

See also  Chuyển đổi số - xu thế của CMCN 4.0 và bước chuyển mình của Rạng Đông

Chuyển đổi số và cơ hội tăng năng suất lao động cho Việt Nam

Để có được tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ như hiện nay, chúng ta từng nói rất nhiều tới số hóa. Tuy nhiên, song hành cùng số hóa, khái niệm chuyển đổi số tuy còn khá mới mẻ nhưng lại đang dần nổi lên như một cơ hội mà Việt Nam cần phải nắm bắt.

Nếu như số hoá là việc biến đổi các giá trị thực sang dạng số thì khi có dữ liệu được số hoá rồi, chúng ta phải chuyển đổi số bằng việc sử dụng các công nghệ như AI, Big Data để phân tích dữ liệu, biến đổi nó và tạo ra một giá trị khác.

Chuyển đổi số bao gồm 3 cấp độ. Thứ nhất là những thay đổi của chính phủ khi ứng dụng CNTT vào chính phủ điện tử. Tiếp đến là việc ứng dụng CNTT vào hoạt động của người dân và doanh nghiệp.

Theo nghiên cứu năm 2017 của Microsoft tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, năm 2017, tác động mà chuyển đổi số mang lại cho GDP là khoảng 6%, năm 2019 là 25% và tới năm 2021 là 60%.

Kết quả nghiên cứu của McKensey chỉ ra rằng, vào năm 2025, mức độ tác động của chuyển đổi số tới GDP của nước Mỹ là khoảng 25%, với đất nước Brazil là 35%, còn ở các nước Châu Âu là khoảng 36%. Từ đây, có thể thấy khả năng tác động của chuyển đổi số đối với tăng trưởng GDP là rất lớn.

Chuyển đổi số còn góp phần gia tăng năng suất lao động. Nghiên cứu của Microsoft cho thấy, năm 2017, tác động của chuyển đổi số tới tăng trưởng năng suất lao động ở vào khoảng 15%, đến năm 2020, con số này là 21%. Đây là vấn đề mà Việt Nam phải giải quyết trong nhiều năm tới nếu muốn thoát bẫy thu nhập trung bình.

See also  Cải thiện khả năng thích ứng để doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ trên con đường chuyển đổi

Chuyển đổi số (digital transformation) sẽ tác động đến cơ cấu việc làm. Các số liệu của Microsoft đã chỉ ra rằng, trong vòng 3 năm nữa, 85% các công việc sẽ phải thay đổi, nhiều công việc đòi hỏi người lao động phải tự đào tạo để nâng cao kỹ năng số, 26% là công việc mới do chuyển đổi số mang lại, 27% công việc sẽ biến mất trong tương lai.

Chuyển đổi số đang diễn ra ở Việt Nam, tuy nhiên không mang tính tiếp cận tổng thể, theo một cái nhìn đẩy đủ dưới góc độ một quốc gia. Đó cũng là lý do mà Thủ tướng Chính phủ đã chính thức giao Bộ TT&TT xây dựng Đề án chuyển đổi số quốc gia và trình Thủ Tướng ban hành trong năm 2019.

Đề án này sẽ chỉ rõ mục tiêu, nhiệm vụ, ai phải làm gì, trong bao lâu và bằng cách nào, để đẩy nhanh quá trình số hoá, chuyển đổi số trên phạm vi cả nước và trong mọi lĩnh vực kinh tế xã hội.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Trung ương 2019, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, công nghệ số, chuyển đổi số, kinh tế số, kỷ nguyên số là một quá trình nhiều thập kỷ. Là xu thế toàn cầu, là quá trình không thể đảo ngược.

Thế giới vật lý đang được ảo hoá. Đời sống thực đang được ánh xạ vào không gian mạng. Quá trình sáng tạo, sản xuất kinh doanh ngày càng diễn ra nhiều hơn trên không gian mạng. Với sự xuất hiện của CMCN 4.0, thế giới đang ở điểm gẫy của quá trình chuyển đổi số. Đây là cơ hội cho Việt Nam hiện thực hoá khát vọng Việt Nam hùng cường.

Nguồn: vietnamnet.vn

Đọc thêm:

5 bước tự xây dựng hệ thống lương 3P

Author

OOC digiiMS

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phone
Zalo
Phone
Zalo