Case study Chia sẻ tri thức

CSR – Chiến lược cạnh tranh đầy nhân văn của doanh nghiệp

csr - chiến lược cạnh tranh đầy nhân văn
5/5 - (1 vote)
“Doanh nghiệp thực hiện CSR (trách nhiệm xã hội) đúng, đủ, hay, doanh nghiệp đó chắc chắn xây dựng được thương hiệu tuyển dụng chất lượng. Đây mới chính là một chiến lược phát triển bền vững. Mặc dù có trong thời kỳ nào của thế giới chăng nữa cũng không cần phải lo lắng.”
Trong một cuộc phỏng vấn trực tiếp, khán giả đã đặt ra câu hỏi với các chuyên gia. Câu hỏi được đặt ra là “HR nên đứng về phía Người sử dụng lao động hay Người lao động?”. Khi đó, chuyên gia đã trả lời rằng cứ đúng pháp luật và các giá trị đạo đức. Như vậy, sẽ giữ vững được mối quan hệ tốt đẹp trong công việc.
Trong sách Quản trị Nhân sự thời GENZ đã đề cập đến vấn đề về CSR (trách nhiệm xã hội). Đây là một xu hướng phát triển của tổ chức và doanh nghiệp trong tương lai. Xu hướng này bao gồm các yếu tố kể sau đi kèm như:
  • Sự thay đổi của lực lượng lao động, những tác động của năng lượng.
  • Cạnh tranh gay gắt trên thị trường và sự hợp tác chiến lược.
  • Khả năng làm chủ doanh nghiệp và làm chủ bản thân.
  • Sự tái cấu trúc tổ chức – chuyển đổi số, thời đại của nhân viên tri thức.
Vấn đề đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội là vấn đề quan trọng trong kinh doanh. Nhưng trong thực tế, những vấn đề này chưa được doanh nghiệp chú ý.

Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội (CSR) là gì?

Đạo đức kinh doanh là những chuẩn mực, nguyên tắc được xã hội cũng như giới kinh doanh thừa nhận. Đây là những quy định về hành vi, quan hệ nghề nghiệp. Mối quan hệ giữa các nhà quản trị với nhau hay giữa với xã hội sẽ không ngừng phát triển. Trên thị trường, việc giữ đạo đức kinh doanh giúp các nhà quản trị xử sự trung thực hơn. Từ đó, họ sẽ có trách nhiệm với cộng đồng và với nhau.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, theo chuyên gia WB, đây được hiểu là “Cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”. 

Các thành tố của CSR

Các doanh nghiệp khi thực hiện CSR sẽ thực hiện trọn vẹn trên các lĩnh vực. Thông thường, các trách nhiệm xã hội phổ biến bao gồm:
  • Trách nhiệm pháp lý: DN thực thi và cam kết mọi hoạt động tuân thủ pháp luật.
  • Trách nhiệm môi trường: Đảm bảo điều kiện sản xuất sản phẩm, dịch vụ không gây ô nhiễm môi trường.
  • Trách nhiệm kinh tế: tạo ra lợi nhuận và đảm bảo giải quyết công ăn việc làm cho nhân viên.
  • Trách nhiệm đạo đức: DN thực hiện tốt các chính sách phúc lợi, đảm bảo đời sống người lao động.
  • Trách nhiệm nhân văn: một phần trong lợi nhuận sẽ đóng góp vào phát triển cộng đồng.
  • Các trách nhiệm khác.
thành tố của csr
Thành tố của CSR
CSR là vấn đề gây tốn kém và bó buộc cho doanh nghiệp. Nhưng trái lại, nó còn trở thành cơ hội mà không phải nhà quản trị nào cũng biết được. Xem đạo đức và trách nhiệm xã hội là một phần thiết yếu trong chiến lược kinh doanh. Từ đây, các doanh nghiệp cũng sẽ cảm thấy tự nguyện và chủ động hơn trong việc thực hiện. Khi đó, những vấn đề này không còn là gánh nặng mà là cơ sở của những thành công.

Mô hình CSR phát triển tại Việt Nam

Ở Việt Nam, mô hình CSR đã có sự phát triển vượt bậc trong bối cảnh kinh tế số. CSR được doanh nghiệp thực hiện dưới các hình thức như sau:
  • Trách nhiệm dành cho người tiêu dùng và thị trường hàng hóa.
  • Trách nhiệm bảo vệ môi trường chung.
  • Trách nhiệm đối với người lao động.
  • Trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội.

Case study về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội

“Năm 2008, tôi gia nhập Công ty VMG với vai trò trưởng phòng nhân sự và sau đó 1 năm trở thành giám đốc. Sau đó, được sự ủng hộ từ chủ tịch, chúng tôi bắt đầu các hoạt động từ thiện. Chủ tịch đã hứa rằng, tôi quyên góp được bao nhiêu, ông ấy sẽ bỏ từng nấy tiền ủng hộ. Điều này rất giống với hiện tại, khi thầy Jimmy Thái của Quỹ Build a school leave a Legacy cũng nói với tôi rằng, nếu tôi đi xây điểm trường, tôi cần huy động được một nửa, Thầy sẽ hỗ trợ một nửa.

Tuy nhiên, đây đã trở thành một trong những điều tôi tự hào nhất. Trong quá trình 9 năm làm giám đốc nhân sự tại VMG, các chương trình thiện nguyện từ tâm đã lan toả sâu đến từng nhân viên. Trong thoả ước lao động tập thể, toàn thể CBNV đều đồng thuận dành 2 ngày lương 1 năm để xây trường học cho trẻ em vùng cao, chúng tôi có rất nhiều các buổi hội chợ từ thiện, mọi người mang đồ cũ đến để trao đổi, bán hoặc làm đấu giá để gây quỹ.”

mô hình csr
Mô hình CSR
Tôi chợt thấy có sự tương đồng giữa các giá trị đạo đức và CSR trong doanh nghiệp. Người làm nhân sự là những người yêu con người, “vì yêu mà làm công việc này”. Vậy nên bên cạnh cái đầu lý trí, sự logic, mạch lạc trong các phương thức quản lý còn cả trái tim nhân văn hướng đến cộng đồng.

Đạo đức quản trị 

Trong thời đại ngày nay, do sự phát triển ngày càng cao của nhận thức con người về những hậu quả khó lường của các tiến bộ kỹ thuật cũng như kinh tế, nhất là sau những thảm họa về môi trường do nền công nghiệp gây ra trong vài thập niên gần đây, các nhà doanh nghiệp ngày càng bị áp lực khi buộc phải giải trình và thuyết minh về các phương pháp sản xuất mà mình sử dụng, cũng như về cứu cánh của các hoạt động mình. Người tiêu dùng ngày nay đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải có “ý thức trách nhiệm công dân” nhiều hơn. Chính vì thế, gần đây người ta không chỉ nói tới “đạo đức kinh doanh” và CSR, mà còn đề cập thêm khái niệm “đạo đức quản trị” (management ethics) hiểu theo nghĩa là một nền đạo đức nằm ngay trong bản thân tổ chức của doanh nghiệp, trong việc quản lý các mối quan hệ nội bộ cũng như quan hệ với cộng đồng và môi trường sinh thái ở bên ngoài.

Kết luận

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là vấn đề tất yếu đi liền với kinh doanh. Chính bởi nó mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích đáng kể. Điển hình như là việc phát triển thương hiệu doanh nghiệp trong lòng khách hàng. Đồng thời góp phần gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đóng vai trò người kiến tạo lòng trung thành nơi khách hàng bằng những giá trị đạo đức “phong cách”, đánh bóng tên tuổi của doanh nghiệp, khẳng định thương hiệu và gây được thiện cảm trong lòng dân chúng, họ sẽ bán hàng nhiều hơn gấp nhiều lần. Khẳng định thương hiệu trong thời buổi mà thương hiệu mạnh được nhìn nhận như một công cụ tạo lợi thế cạnh tranh đặc thù cho doanh nghiệp, thì “niềm tin càng trở nên cần thiết”. Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội trở thành nền tảng cho việc xây dựng thương hiệu thật sự bền vững.

Author

Châu Long

Phone
Zalo
Phone
Zalo