Chia sẻ tri thức

GenZ luôn sẵn sàng với tư thế nhảy việc. Nguyên nhân do đâu?

2. Gen Z không thích rủi roi
Rate this post

Có việc làm với mức thu nhập ổn định, được hưởng đãi ngộ tốt là mong muốn của đại bộ phận người lao động hiện nay, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, để đạt được ước mong này, người trẻ đã không ít lần cảm thấy vỡ mộng vì môi trường làm việc khác với kỳ vọng, các điều kiện, chế độ làm việc không đáp ứng được nhu cầu, nên họ quyết định “nhảy việc”. Theo khảo sát của Tổ chức Anphabe, có đến 62% các bạn Gen Z nhảy việc ngay trong năm đầu tiên, nhiều bạn thậm chí còn nhảy việc vài lần trong 1 năm ngay khi ra trường. Vậy văn hóa đi làm “thích thì nghỉ” của GenZ đến từ đâu thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây?

1. Do “cái tôi” của Gen Z trong công việc quá lớn

Lớn lên trong thời đại công nghệ số, thế hệ Gen Z mang “màu sắc” riêng với tính cách nổi bật như ham sáng tạo, tìm tòi cái mới; tự tin thể hiện, khẳng định bản thân trước đám đông; đề cao cái tôi cá nhân và sự tự do… Vậy, những đặc điểm Gen Z trong công việc này này có hứa hẹn bùng nổ và tạo đột phá trong thị trường lao động hiện nay?

Theo nghiên cứu của PWC (PricewaterhouseCoopers – 1 trong 4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới), 72 % người Việt thuộc thế hệ Z muốn phát triển các kỹ năng mềm, kỹ năng kinh doanh cũng như các kỹ năng số cụ thể.

Tuy có nhu cầu học hỏi và phát triển nhưng nhiều bạn lại ngại bị phê bình, không chịu được áp lực phải thay đổi, hiểu được vấn đề của bản thân nhưng mơ hồ, bảo thủ về cách giải quyết hay tự tin thái quá về năng lực của bản thân… Đây là một biểu hiện rất rõ về việc đánh giá cái tôi quá cao của Gen Z trong mắt các thế hệ trước.

genz (1995-2020)

2. Nhiều bạn trẻ nhảy việc do vỡ mộng…

Có thể nói, chuyển việc là hiện tượng thường thấy ở mọi độ tuổi nhưng xảy ra chóng vánh và mơ hồ hơn ở các bạn trẻ Gen Z. Đi sâu vào nhìn nhận và phân tích về văn hóa đi làm “thích thì nghỉ” của thế hệ này, chị Ngô Thùy Trang (diễn giả Keira Ngo – Quản lý nội dung đào tạo các chương trình về Tâm lý học) cho hay: “Một số nguyên nhân tiêu biểu dẫn tới việc thay đổi công việc ở mọi lứa tuổi có thể kể đến: bất mãn với sếp; thiếu cơ hội phát triển bản thân và thăng tiến trong công việc; chế độ lương thưởng không phù hợp; bản thân công việc không phù hợp với sở thích và tính cách; môi trường làm việc không phù hợp. Trong nhiều trường hợp, chỉ cần cảm thấy hơi khó chịu với một trong rất nhiều yếu tố của công việc, các bạn trẻ sẵn sàng mặc kệ toàn bộ và rũ áo ra đi, bất kể cơ hội học hỏi và thăng tiến trước mắt còn nhiều vô kể”.

 

Lý giải thêm nguyên nhân về văn hóa “nhảy việc”, chị Keira Ngo cho rằng, nhiều bạn vừa thiếu kiến thức về bản thân (bao gồm điểm mạnh, điểm yếu, kinh nghiệm, sở thích) vừa thiếu kiến thức về thị trường lao động (bao gồm lộ trình phát triển nghề nghiệp của công việc đang hướng tới, yêu cầu công việc ở các công ty khác nhau, mức lương trung bình cho các vị trí khác nhau, cách làm việc ở các công ty khác nhau …) nên dễ dàng có những ảo tưởng không thực tế về một “công việc trong mơ”.

Cảm giác tự tin về bản thân và về số lượng việc làm có trên thị trường có thể dẫn tới suy nghĩ rằng mình sẽ tìm được một công việc tốt hơn, có mức lương cao hơn, sếp tốt hơn, nhiều cơ hội học hỏi và phát triển hơn. Suy nghĩ này không sai! Thậm chí, đây còn là sự thúc đẩy mạnh mẽ để các bạn liên tục tìm kiếm những cơ hội tốt hơn cho chính bản thân mình và cho người tuyển dụng. Chỉ khi người trẻ không có đủ dữ liệu để đánh giá như thế nào là “hơn” thì vấn đề mới thực sự xuất hiện. Có rất nhiều bạn trẻ sau khi nhảy việc tới 4, 5 lần mới nhận ra rằng,  hóa ra công việc nào cũng có những điều bất cập của nó. Những điều các bạn từng nghĩ là “tồi tệ” hay “không thể chấp nhận được” ở công việc cũ hóa ra chỉ là những điều rất bình thường.

3. Do doanh nghiệp chưa đáp ứng được những kỳ vọng của Gen Z 

Bên cạnh những vấn đề thuộc về Gen Z, cũng cần thấy được một thực tế rằng nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa đáp ứng được những kỳ vọng của Gen Z, từ môi trường làm việc, cơ hội phát triển, chế độ lương thưởng, đãi ngộ,…

Khác với các thế hệ trước, Gen Z thường có kỳ vọng cao hơn về doanh nghiệp mà họ sẽ làm rất nhiều.

Đi đôi với sự nhiệt huyết, cống hiến, tính sáng tạo và linh hoạt trong công việc, Gen Z cũng mong muốn có một môi trường làm việc thật chuyên nghiệp để gắn bó. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp vẫn còn thiếu rất nhiều để đáp ứng những kỳ vọng đó, khiến cho Gen Z bị vỡ mộng và nảy sinh ý muốn nhảy việc.

Để tăng sự chuyên nghiệp cho doanh nghiệp, giữ chân được Gen Z trong thời đại kỷ nguyên số như hiện nay, tổ chức có thể dùng đến các phần mềm quản lý nhân sự. Bạn có thể tham khảo sử dụng các công cụ quản lý nhân sự hiệu quả như Phần mềm Quản lý Nhân sự Nền tảng digiiHRCore đây sẽ là giải pháp giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức cho cả HR và nhân viên, đồng thời ban lãnh đạo cũng đáng giá được tổng quan tình hình biến động nhân sự của công ty.

4. Những khó khăn của nhà tuyển dụng khi Gen Z nhảy việc? 

Mất chi phí tuyển dụng 

Thành công của người làm tuyển dụng không chỉ dừng lại ở việc tuyển được người vào, mà còn là làm thế nào để họ phù hợp với văn hóa doanh nghiệp và quyết định gắn bó lâu dài.

Có một thực tế là các HR dạo gần đây cực kỳ đau đầu với vấn đề tuyển dụng Gen Z, khi sự gắn bó của họ đối với doanh nghiệp chưa tới một năm, khiến doanh nghiệp phải tiến hành tuyển dụng liên tục.

Mỗi lần tuyển dụng là doanh nghiệp lại tốn rất nhiều thời gian, nguồn lực và chi phí. Do đó, việc các bạn trẻ Gen Z nhảy việc thường xuyên sẽ gây áp lực rất lớn đến những người làm tuyển dụng.

Mất công đào tạo 

Thông thường, nhân sự mới vào sẽ mất khoảng 1-2 tháng đầu tiên để học tập và làm quen với môi trường, với công việc. Sau đó, phải mất khoảng 5-7 tháng tiếp theo để tham gia các chương trình đào tạo chuyên sâu của doanh nghiệp, thì nhân sự mới thực sự thành thạo công việc của mình, thấu hiểu rõ hơn về sản phẩm và khách hàng.

Tạo ra biến động nhân sự

Việc Gen Z nhảy việc thường xuyên vô hình chung sẽ gây ra biến động nhân sự trong doanh nghiệp, nhất là khi Gen Z càng ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong thị trường lao động.

Biến động nhân sự là một điều không hề mong muốn, vì nó không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý của những người ở lại, mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình hoạt động, vận hành của bộ máy trong doanh nghiệp.

Trên đây là một số phân tích xoay quanh vấn đề Gen Z nhảy việc. Có lẽ mỗi nhà tuyển dụng sẽ có những góc nhìn khác nhau về điều này. Tuy nhiên, có một điều không thay đổi đó là Gen Z đang dần trở thành lực lượng lao động chính trong tương lai. Chính vì thế, nhà tuyển dụng cần có những giải pháp phù hợp để tuyển dụng Gen Z hiệu quả hơn.

 

Author

OOC digiiMS

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phone
Zalo
Phone
Zalo