mô hình 4p trong marketing
Rate this post

Marketing là một hình thức tiếp thị, trong đó lấy con người làm trung tâm. Thông thường, nó sẽ tập trung vào sự kết nối, chia sẻ, hình thức tiếp thị mà nó sự tương tác giữa online và offline giữa doanh nghiệp và khách hàng. Mô hình 4P chính là một trong những mô hình quan trọng trong marketing. Hãy cùng OOC tìm hiểu kỹ hơn qua nội dung bài viết ngày hôm nay.

Các yếu tố P trong Marketing

Mô hình 4P là một trong những chiến lược truyền thông quan trọng nhất của Marketing 4.0. Mô hình này được cấu thành bởi các yếu tố dưới đây và ý nghĩa và vai trò của các thành tố này lần lượt là:

Product (Sản phẩm)

Yếu tố đầu tiên trong mô hình 4P là sản phẩm. Đây chính là hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Mỗi sản phẩm đều có vòng đời nhất định. Do đó, người làm marketing cần phải liên tục cải tiến sản phẩm để kích cầu từ người tiêu dùng. Các doanh nghiệp cần không ngừng phát triển để đảm bảo cung cấp được tốt nhất cho khách hàng của mình.

Price (Giá)

Khái niệm này là số tiền khách hàng phải chi để được sử dụng một dịch vụ hay sản phẩm. Vậy nên nghiên cứu insight khách hàng là rất quan trọng. Có thể khẳng định rằng, người tiêu dùng mua hàng vì giá trị mà nó mang lại. Và họ sẽ cân nhắc giữa giá cả và giá trị của món hàng để đưa ra lựa chọn tốt nhất cho mình. Bởi vậy, đưa ra giá của một sản phẩm, doanh nghiệp cần xem xét giá trị cảm nhận mà sản phẩm đó mang lại cho khách hàng thay vì chỉ đơn giản là chi phí mà doanh nghiệp cần bỏ ra để tạo ra sản phẩm đó như trước kia.

Promotion (Xúc tiến bán hàng)

P3 được hiểu là các hoạt động giúp doanh nghiệp có thể tiếp xúc với nhiều khách hàng và bán được nhiều hàng hơn. Các hoạt động này bao gồm tất cả các hình thức truyền thông online hay offline marketing, quảng cáo qua báo đài, mạng xã hội, các chiến dịch pr, seeding,… Lựa chọn kênh tiếp thị phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp có được nhiều khách hàng hơn. Từ đây, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm chi phí quảng cáo. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ về sản phẩm, khách hàng cũng như thị trường hiện tại.

Place (Phân phối)

P4 để chỉ hoạt mang sản phẩm của doanh nghiệp đến với khách hàng. Doanh nghiệp cần biết vị trí của nhóm khách hàng tiềm năng để lựa chọn kênh và phương thức phân phối phù hợp nhất. Chẳng hạn với một brand thời trang mà đối tượng khách hàng là những người trẻ tuổi. Họ sẽ bán các sản phẩm của mình trên trang web, sàn thương mại điện tử và các cửa hàng. Trong khi đó, với các sản phẩm là thực phẩm thì đối tượng mua hàng chính là các gia đình thì doanh nghiệp lại chọn kênh phân phối là chợ và các siêu thị.

Mô hình 4P là gì
Mô hình 4P là gì

 

Mô hình 4P trong từng giai đoạn của marketing

GIAI ĐOẠN MARKETING 1.0

Marketing 1.0 xuất hiện từ khi cuộc Cách mạng Công nghiệp (1760 – 1830) bùng nổ. Nhu cầu thị trường tăng nhanh, nhưng doanh nghiệp áp dụng công nghệ vào sản xuất chưa đáp ứng kịp. Vì vậy, trong giai đoạn này họ không cần phân khúc thị trường để tìm ra nhóm người mua tốt nhất. Nói cách khác họ đang kinh doanh trên thị trường đại chúng. Marketing 1.0 lấy sản phẩm là trung tâm. Đây là thời kỳ cạnh tranh về chất lượng, tính năng sản phẩm/dịch vụ.

Hoạt động truyền thông được áp dụng trên các phương tiện truyền thống như truyền hình, đài phát thanh, báo in… với các thông tin cơ bản về lợi ích, tính năng và cách sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Thông điệp marketing được truyền đi đơn chiều từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng mà không có chiều ngược lại – phản hồi từ người tiêu dùng đến doanh nghiệp. Đồng thời, sự đo lường hiệu quả có nhiều khó khăn.

Trong giai đoạn marketing 1.0, các nhà sản xuất hầu như không cần quan tâm đến phân khúc khách hàng để chọn nhóm khách hàng tiềm năng nhất, mà chỉ cần tập trung phát triển sản phẩm của mình và kinh doanh trên thị trường đại chúng.

GIAI ĐOẠN MARKETING 2.0

Marketing 2.0 là giai đoạn chuyển dịch sang xu hướng lấy khách hàng làm trung tâm, chú trọng vào việc tạo sự khác biệt để định vị thương hiệu. Giai đoạn này bắt buộc doanh nghiệp phải để tâm đến việc lựa chọn phân khúc khách hàng. Từ đó mới có thể chọn ra nhóm khách hàng tiềm năng nhất cho doanh nghiệp mình.

Vì vậy, xu hướng Marketing đã dần chuyển đổi từ giao dịch (buôn bán, trao đổi hàng hóa) sang xây dựng quan hệ để giúp thoả mãn và giữ khách hàng quay trở lại.

Marketing 2.0 và cuộc đổi vận của đế chế người tiêu dùng. Nhờ công nghệ thông tin, người tiêu dùng được cập nhật liên tục các thông tin đánh giá sản phẩm. Vì vậy, người tiêu dùng có nhiều quyền lựa chọn hơn bao giờ hết. Với doanh nghiệp, người tiêu dùng là trung tâm của mọi hoạt động marketing. Với các chuyên gia, người tiêu dùng là khách hàng thông minh, mọi hành vi của họ là kết hợp từ tim và não. Để nổi bật trong thời kì marketing 2.0, marketer phải luôn có ý tưởng tạo nên sự khác biệt, định vị được doanh nghiệp và sản phẩm.

GIAI ĐOẠN MARKETING 3.0 – 4.0

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ, con người ứng dụng kỹ thuật số ngày càng nhiều. Và nó xuất hiện trên đa dạng các lĩnh vực khác nhau. Từ đó, marketing 4.0 ra đời để bắt kịp sự thay đổi trong hành vi khách hàng của thời đại.

Marketing 3.0 là thời đại bùng nổ của Internet trên toàn thế giới. Bước sang 4.0 sẽ là bước phát triển vượt bậc tiến tới kỷ nguyên số. Mô hình 4P trong giai đoạn này cũng được nâng lên. Những công nghệ số được ứng dụng trong Marketing 4.0 phải kể tới như:

Marketing 4.0 là một hình thức tiếp thị, trong đó lấy con người trong kỷ nguyên kỹ thuật số làm trung tâm cho các hoạt động, tập trung vào sự kết nối, chia sẻ, hình thức tiếp thị mà nó sự tương tác giữa online và offline giữa doanh nghiệp và khách hàng. 

Mô hình 4P độc đáo của Apple

Product

Sản phẩm của Apple rất đa dạng bao gồm điện thoại thông minh iPhone, máy tính bảng iPad, máy tính xách tay Macbook, máy tính cá nhân Mac, đồng hồ thông minh Apple Watch, máy phát đa phương tiện kỹ thuật số Apple TV, tai nghe không dây AirPods,… Bên cạnh đó, hãng còn nghiên cứu và phát triển nhiều phần mềm và hệ điều hành macOS, iOS, iPadOS, watchOS và tvOS, trình duyệt web Safari…

Apple luôn chú trọng tạo sự khác biệt trong các sản phẩm của mình. Sự khác biệt của sản phẩm của Apple được thể hiện từ thiết kế, đặc tính sản phẩm, sử dụng hệ điều hành iOS riêng cho đến các chính sách hỗ trợ sản phẩm, chiến lược chăm sóc khách hàng của Apple. Thông qua đó Apple muốn khẳng định với người tiêu dùng rằng: “sản phẩm” của họ luôn đẳng cấp và vượt trội hơn các đối thủ cạnh tranh khác. Ví dụ như chiếc iPod của Apple không phải chiếc máy nghe nhạc được phát minh ra đầu tiên nhưng lại rất được yêu thích.

  • Trải nghiệm của khách hàng cũng là điểm được Apple rất chú ý khi phát triển sản phẩm. Apple luôn tổ chức những chương trình trải nghiệm miễn phí cho khách hàng để thu được những phản hồi trực tiếp từ họ.        
  • Apple luôn cố gắng phát triển và kết nối cộng đồng người dùng. Apple tạo ra một cộng đồng đủ lớn bao gồm những người dùng trung thành của họ. Apple có một hệ sinh thái rộng lớn có thể kết nối người dùng một cách hiệu quả.

Promotion 

Apple đã thực hiện chiến lược quảng bá sản phẩm của mình theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên khi thực hiện chiến lược này, công ty nhấn mạnh vào định vị thương hiệu cao cấp. Đồng thời là chất lượng cao cấp của các sản phẩm Apple.

Quảng cáo:

Đầu tiên là quảng cáo. Công ty thực hiện thỏa thuận với nhiều trang Web nổi bật khác nhau. Điều này, sẽ giúp quảng cáo và quảng bá sản phẩm của mình một cách hiệu quả nhất. Thương hiệu đã lợi dụng giới truyền thông để quảng cáo cho sản phẩm mới của mình. Thể hiện rõ bằng cách tung ra những tin đồn về sản phẩm của mình, review sản phẩm tích cực. Ngoài ra họ còn sắp xếp cho sản phẩm xuất hiện trên các kênh truyền, mạng xã hội…

Bán hàng cá nhân:

Ngoài ra, công ty sử dụng phương pháp bán hàng cá nhân dưới hình thức nhân viên Apple Store. Đây sẽ là những người cung cấp thông tin cụ thể nhằm mục đích thuyết phục khách hàng đến với cửa hàng. Việc truyền thông nội bộ tại Apple luôn là một hình mẫu đối với nhiều thương hiệu trên thế giới.

Khuyến mại:

Bên cạnh đó, chiến lược truyền thông còn được xúc tiến bán hàng tại các địa điểm của Apple Store và các đại lý được ủy quyền. Ví dụ, một số địa điểm cung cấp các mô hình cũ với giá chiết khấu đi kèm với các sản phẩm ở phân cấp cao hơn.

Quan hệ công chúng:

Apple sử dụng công cụ quan hệ công chúng để tối ưu hóa hình ảnh công ty. Ví dụ, sự kiện Apple, rò rỉ các tính năng sản phẩm mới. Thương hiệu đã ngay lập tức thông cáo báo chí và các cuộc phỏng vấn độc quyền cho sản phẩm. Chính sự nhanh nhạy này giúp việc truyền thông cho sản phẩm lại trở lại tích cực hơn.

Place

Chiến lược phân phối của các dòng sản phẩm Apple bao gồm:

  • Một số nhà phân phối lớn và độc quyền về mạng tại Mỹ như: Verizon Wireless, Sprint, nhà mạng AT&T….
  • Không chỉ vậy mà Apple còn lựa chọn các nhà phân phối khác trên thế giới. Có thể kể đến như Orange tại Pháp, MTS tại Nga, T-Mobile tại châu Âu…. Đây là những cửa hàng thuộc sở hữu của Apple. Những cửa hàng này với những người bán hàng được đào tạo chuyên sâu, với những lời khuyên đưa ra. Điều này sẽ tạo ra một trải nghiệm tuyệt vời, giúp nâng cao trải nghiệm khi mua iPhone. 

Qua các phương thức phân phối mà Apple áp dụng không chỉ là dòng iphone mà còn là Apple Watch, Macbook,…. đều cho thấy sự cao cấp mà Apple định vị sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ khách hàng luôn được Apple chú trọng. Điều này thể hiện ngay trên website, cửa hàng chính với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.

Price

Marketing sử dụng 2 loại giá: Chiến lược giá đặc biệt và Chiến lược giá miễn phí.

Chiến lược giá đặc biệt liên quan đến việc cung cấp sản phẩm cao cấp. Có thể thấy giá của iPhone đắt hơn Samsung, Oppo… Định giá cao giúp Apple tối đa tỷ suất lợi nhuận. Mặc dù theo kết quả phân tích SWOT của Apple Inc cho thấy mức giá cao như vậy là một điểm yếu của sản phẩm. Tuy nhiên công ty vẫn sử dụng chiến lược giá đặc biệt kết hợp với thương hiệu cao cấp để chinh phục khách hàng.

Ngoài chiến lược giá cao cấp, công ty cũng triển khai chiến lược giá “miễn phí”. Chiến lược duy nhất này bao gồm định giá “miễn phí” và “cao cấp”. Trong trường hợp định giá miễn phí, một số sản phẩm của Apple Inc. là miễn phí. Tuy nhiên, khách hàng phải trả tiền để sử dụng các tính năng khác, nâng cao hoặc tốt hơn.

Ví dụ: công ty cung cấp dung lượng lưu trữ iCloud 5GB miễn phí. Tuy nhiên để có thêm dung lượng, khách hàng cần phải trả phí định kỳ. Về vấn đề này, chiến lược tiếp thị của Apple phù hợp với định vị là thương hiệu cao cấp. Đồng thời, họ luôn không ngừng nỗ lực phát triển và thiết kế sản phẩm liên quan. Mô hình 4P là một trong những thành tố cấu thành nên sự thành công của Apple.

Author

Châu Long

Phone
Zalo
Phone
Zalo