Đánh giá dự án là gì? 4 phương pháp đánh giá dự án hiệu quả

phương pháp đánh giá dự án hiệu quả
0
(0)
5/5 - (2 votes)

Last updated on 15/05/2024

Quản lý dự án là một quá trình để đưa dự án đến thành công. Trong đó, đánh giá dự án là giai đoạn quan trọng mà nhà quản lý cần chú ý. Công việc này sẽ là then chốt trong chỉnh sửa chính sách và nâng cao hiệu suất dự án. Từ đó, dự án tiến hành sẽ phù hợp với những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đưa ra. 

Đánh giá dự án là gì?

Đánh giá dự án là công tác xem xét lại một cách hệ thống và khách quan về hiệu quả của dự án. Việc đánh giá cần thu thập, phân tích và giải thích dữ liệu đã có trong suốt vòng đời dự án. Việc phân tích giúp ta nhận định được dự án có đạt được mục tiêu ban đầu đưa ra không? Vì vậy, có thể đưa ra các biện pháp điều chỉnh thích hợp.

Lợi ích khi đánh giá dự án

Việc đánh giá dự án là rất quan trọng để đảm bảo dự án được thực hiện đúng mục tiêu. Có thể thấy việc đánh giá dự án thực sự cần thiết và nó cũng có nhiều lợi ích.

Đánh giá hiệu suất, hiệu quả của dự án

Các nhà nghiên cứu sử dụng công cụ cần thiết để đo lường hiệu suất dự án. Các dữ liệu giúp nhà quản lý nhận định xem dự án đã đáp ứng được mục tiêu chưa. Đánh giá này sẽ giúp nhận định được các góc độ nào còn chưa phù hợp và đưa ra phương án thay thế. Từ đó, dự án mới có thể đảm bảo được tiến độ dự án hoàn thành tốt.

Cải thiện chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm cần phải được thường xuyên kiểm tra để nhanh chóng tìm ra lỗ hổng, sai sót. Từ những tài liệu báo cáo về sai sót này, bên sản xuất có thể sớm đưa ra được cách khắc phục. Do đó dự án có thể bắt kịp tiến độ được giao.

Ra quyết định đúng đắn

Việc liên tục đánh giá bao trùm về dự án luôn được các nhà lãnh đạo quan tâm. Từ những thông số, dữ liệu trên họ có thể đưa ra được những quyết định sáng suốt nhất để phát triển dự án. Đồng thời nếu dự án chịu tác động xấu sẽ sớm có biện pháp xử lý khủng hoảng.

Phương pháp đánh giá dự án hiệu quả

Dưới đây là bốn phương pháp đánh giá dự án mà nhiều công ty lớn đã áp dụng thành công.

Phương pháp đánh giá thời gian hòa vốn (PP)

Thời gian hòa vốn đầu tư là một khoảng thời gian nhất định mà dự án có thể tạo ra dòng tiền thuần bằng với số vốn ban đầu của dự án. Thời gian hòa vốn càng ngắn thì dự án đầu tư này càng hấp dẫn và ngược lại.

Công thức tính thời gian hòa vốn PP

Trường hợp 1

Nếu dự án đầu tư tạo ra chuỗi tiền tệ thu nhập đều đặn hàng năm. Như vậy, ta sẽ tính theo công thức:

Thời gian thu hồi vốn đầu tư (năm) = Vốn đầu tư ban đầu : Dòng tiền thuần hàng năm của đầu tư.

Trường hợp 2

  • Nếu dự án đầu tư tạo ra chuỗi tiền tệ thu nhập không ổn định với mỗi năm. Ta có thể xác định theo các bước sau:

Vốn đầu tư còn phải thi hồi cuối năm t = Số vốn đầu tư chưa thu hồi ở cuối năm (t -1) – Dòng tiền thuần của đầu tư năm t.  

  • Vốn còn cần thu hồi nhỏ hơn dòng tiền thuần của năm kế tiếp, ta sẽ dùng công thức.

Số tháng thu hồi vốn đầu tư = (số vốn đầu tư chưa được thu hồi cuối năm (t – 1) : Dòng tiền thuần của năm t) x 12.

Ưu, nhược điểm của phương pháp PP

Ưu điểm

  • Đơn giản, dễ tính toán.
  • Phù hợp với các dự án có quy mô vừa và nhỏ.
  • Đây là công cụ đo lường rủi ro hiệu quả.

Nhược điểm

  • Chưa coi trọng lợi ích dài hạn.
  • Chưa quan tâm đến vấn đề giá trị của tiền theo thời gian.
  • Chưa cho ra giá trị phần trăm để so sánh tương quan.

Phương pháp xem xét thời gian thu hồi vốn có chiết khấu (DPP)

Thời gian thu hồi vốn có chiết khấu là thời gian cần thiết để tổng giá trị tại thời điểm hiện tại của tất cả các khoản tiền thuần hàng năm của dự án bằng số vốn ban đầu.

Để tính giá trị hiện tại của khoản tiền thuần hằng năm cần xác định tỷ lệ chiết khấu.

  • Nếu là tổng đầu tư (TIPV): tỷ suất chiết khấu là chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC).
  • Nếu là chủ sở hữu (EPV): tỷ suất chiết khấu là chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (re).

Ưu, nhược điểm của thời gian hoàn vốn có chiết khấu

Ưu điểm

  • Phương pháp này có tính đến giá trị tiền tệ của dự án
  • Cho thấy được số tiền kiếm được sau khi đã trừ đi chi phí cơ hội

Nhược điểm

  • Chưa tính được lợi ích mà sau khi hoàn vốn có thể đem lại
  • Không cho biết được mức độ sinh lời và kết quả của dự án

Đánh giá dựa trên phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV)

NPV là chênh lệch giữa giá trị hiện tại của dòng tiền vào và dòng tiền ra. Từ đó, dự tính lợi ích ròng mà dự án sẽ mang lại tròn suốt thời gian thực hiện. NPV thể hiện giá trị tăng thêm do đầu tư, có tính đến giá trị thời gian của tiền. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của toàn bộ dự án.

Công thức tính NPV

công thức tính npv

Trong đó,

  • NPV: giá trị hiện tại thuần.
  • CFt: khoản tiền thu từ đầu tư năm t.
  • TCt: Vốn đầu tư năm t.
  • n: Vòng đời của vốn đầu tư.
  • r: tỷ lệ chiết khấu.

Ý nghĩa chỉ số NPV

  • Nếu NPV = 0, chủ đầu tư cần lưu ý các điều kiện khác.
  • Nếu NPV > 0, dự án khả thi.

NPV ứng dụng trong công tác lập ngân sách triển khai vốn và kế hoạch đầu tư. Việc ứng dụng NPV sẽ giúp phân tích được khả năng sinh lời của dự án. Từ đây, có thể quyết định được dự án có tính chất khả thi hay không?

Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR)

IRR hay còn gọi là lãi suất hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất mà sau khi chiết khấu bằng với vốn đầu tư ban đầu. Tỷ suất IRR được sử dụng rộng rãi trong thẩm định dự án. Về bản chất, IRR là tỷ lệ chiết khấu mà ở đó NPV của dòng tiền bằng 0.

Công thức tính IRR

Ta có thể tính được IRR bằng

Công thức tính IRR

Trong đó, 

  • ICt: Vốn đầu tư dự án năm t
  • CFt: Dòng tiền thuần của dự án năm t
  • n: vòng đời của dự án
  • IRR: Tỷ suất doanh lợi nội bộ

Ý nghĩa IRR

  • Nếu IRR < Chi phí sử dụng vốn → Loại
  • Nếu IRR = Chi phí sử dụng vốn → Tùy vào điều kiện để lựa chọn
  • Nếu IRR > Chi phí sử dụng → Chọn dự án nếu chúng độc lập nhau.

Chỉ số IRR cho biết khả năng sinh lợi nhuận thực sự của dự án. Chỉ số này sẽ có thể thay đổi khi dòng tiền biến đổi.

Ưu, nhược điểm của việc sử dụng IRR

Ưu điểm

  • Dễ tính toán
  • Không phụ thuộc vào chi phí vốn
  • Thuận lợi trong việc so sánh cơ hội đầu tư

Nhược điểm

  • Không thể tính toán nhanh theo cơ sở chi phí sử dụng vốn
  • Dễ dẫn tới nhận định sai về khả năng sinh lời của dự án

Phương pháp chỉ số sinh lời (PI)

Đây là chỉ số có tính đến giá trị thời gian của tiền. Chỉ số PI chính là thước đo mức sinh lời của dự án. 

Công thức tính PI

Công thức tính PI

Trong đó, 

  • PI là chỉ số sinh lời của dự án
  • ICt là vốn đầu tư của dự án năm t
  • CFt là dòng tiền thuần của dự án năm t
  • r là tỷ lệ chiết khấu

Ý nghĩa của chỉ số sinh lời

  • Nếu PI < 1 → Loại bỏ dự án
  • Nếu PI = 1 → Tùy theo các điều kiện khác để lựa chọn
  • Nếu PI > 1 → Lựa chọn nếu dự án độc lập nhau. Dự án loại trừ nhau thì chọn PI cao nhất.

Ưu, nhược điểm của chỉ số sinh lời PI

Ưu điểm

  • Cho phép dự đoán khả năng sinh lời của dự án, có tính đến giá trị của dòng tiền theo thời gian.
  • Cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa các khoản thu nhập của dự án và số vốn đầu tư ban đầu bỏ ra của dự án.
  • Chỉ số PI có thể đánh giá được dự án khi bị hạn chế ngân sách.

Nhược điểm 

  • Chỉ số PI là chỉ số đo tương đối, khó đảm bảo được tính chính xác của dự án.
  • Không đánh giá trực tiếp được các dự án loại trừ nhau.

Vai trò của chỉ số sinh lợi nhuận

  • PI là chỉ số để đánh giá hiệu suất đầu tư. Sau khi tính toán kỹ lưỡng, nhà đầu tư xem xét dự án có đáng đầu tư không.
  • So sánh và ưu tiên dự án hiệu quả hơn. Vì nếu PI cao, có nghĩa là khoản thu nhập cao hơn vốn đầu tư ban đầu.
  • PI có thể đánh giá được mức độ rủi ro của dự án. Nếu dự án có chỉ số sinh lời cao sẽ gia tăng được lợi nhuận.
  • Hỗ trợ lựa chọn những dự án có khả năng sinh lời cao để bù đắp số vốn ban đầu.

Quy trình đánh giá dự án

Lập kế hoạch, thu thập thông tin

Việc đầu tiên cần làm là hãy lên một kế hoạch rõ ràng về việc đánh giá dự án. Sau đó, cần tiến hành thu thập dữ liệu từ các bên liên quan. Có thể là ý kiến của các thành viên trong team, đánh giá chung của họ về dự án. Sau đó cần quan sát khách quan, tìm hiểu các thông số kỹ thuật, số liệu đi đến phân tích.

Phân tích thông tin thu thập

Bằng những thông tin đã thu thập ở trên, nhà quản lý cần tiến hành phân tích và xử lý. Những kết quả này sẽ có thể cho ta thấy được một cái nhìn tổng quan về toàn bộ dự án. Khi đã hiểu biết toàn bộ dự án, nhà sẽ đưa ra được quyết định sáng suốt để dự án có thể đạt kỳ vọng.

Phân tích tác động đến dự án

Từ những thông tin ở trên, nhà quản lý tiếp tục đánh giá tác động của chúng đến dự án. Cần phân loại các yếu tố theo hai phía tích cực, tiêu cực. Yếu tố tích cực cần tiếp tục phát huy, đẩy mạnh để gia tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ. Những mặt đã ảnh hưởng tiêu cực cần nhanh chóng xác định lý do, nguyên nhân. Từ đó, có thể tiếp tục tiến hành bước kế tiếp để dự án đảm bảo tiến độ.

Đưa ra biện pháp thay thế kịp thời

Sau khi đã đánh giá được những yếu tố còn sai sót của dự án, cần lập tức học bàn để kịp thời đưa ra điều chỉnh. Nhà quản trị và các bên liên quan cần ưu tiên sửa chữa điểm yếu trước. Việc sửa chữa này có thể tiến hành bằng nhiều kỹ thuật khác nhau.

Việc đánh giá dựa trên những phương pháp trên đã được áp dụng thực tế trong quản lý dự án. Do nó có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của dự án. Công việc đánh giá chất lượng này cần được thực hiện thường xuyên và liên tục để đảm bảo các hoạt động được diễn ra an toàn. Hiện nay cũng đã có rất nhiều phần mềm quản lý, đánh giá dự án tiên tiến. Nhà tuyển dụng có thể cân nhắc sử dụng để đạt hiệu quả như mong đợi.

Bạn thấy bài viết hữu ích? Hãy cho chúng tôi phản hồi.

Vui lòng bấm vào ngôi sao để đánh giá

Đánh giá bình quân 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá. Bạn là người đầu tiên

As you found this post useful...

Follow us on social media!

Contact Us