Chia sẻ tri thức Đánh giá năng lực

Quản trị nhân tài – chìa khóa thành công của doanh nghiệp

quản trị nhân tài
Rate this post

Theo Matsushita Konosuke, “Tài sản quý nhất của các doanh nghiệp chính là con người”. Vì vậy, việc phát hiện được nhân tài trong công ty là vô cùng quan trọng. Sau đó, tiếp tục tiến hành bồi dưỡng và tạo điều kiện để họ thể hiện được hết ưu điểm. Trong thời buổi chuyển giao kỹ thuật công nghệ, công việc giữ chân người tài lại càng quan trọng. Hãy cùng OOC khám phá những kinh nghiệm quản trị nhân tài của các doanh nghiệp lớn nhé!

Quản trị nhân tài là gì?

Quản trị nhân tài là thuật ngữ để chỉ các quy trình xác định các vị trí quan trọng. Các vị trí này sẽ có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tốt. Đồng thời, nhân sự này có đóng góp lớn vào hoạt động kinh doanh của công ty. Sau khi xác định xong nhân sự này, có thể cân nhắc đào tạo và đề bạt lên vị trí cao hơn. Điều này sẽ giúp họ có môi trường tốt để bộc lộ khả năng của mình. Từ đây, có thể gia tăng khả năng cạnh tranh và đưa công ty phát triển không ngừng. Những nhân tài này sẽ được đánh giá, xem xét để tiếp tục đào tạo. Sau khi đảm bảo đủ về năng lực, những người đó sẽ được đề bạt lên vị trí cao hơn.

quản trị nhân tài
Quản trị nhân tài là gì?

Sự khác biệt giữa quản trị nhân tài và quản trị nhân sự truyền thống

Quản trị nhân tài bản chất vẫn là quản trị nhân sự. Tuy nhiên, đó không phải là quản trị nhân sự đơn thuần. Ở đây, quản trị nhân tài đã có sự nâng cấp hơn, nó có sự khác biệt rất lớn so với quản trị nhân sự truyền thống.

Quản trị nhân tài tập trung, không phân lẻ

Quản trị nhân tài sẽ tập trung vào nhóm nhân sự có trình độ cao, chuyên môn đạt tiêu chuẩn. Công tác này chủ yếu sử dụng nguyên tắc 80/20. Công ty sẽ tập trung tối đa nguồn lực và vốn vào đào tạo nhân sự có trình độ cao. Việc tập trung vào hướng dẫn nhóm ít người như vậy sẽ có thể mang lại kết quả tốt nhất. Như vậy, sẽ không gây nên sự phân tán nguồn lực.

Tiến hành công việc chủ động

Quản trị nhân sự được tiến hành một cách bị động. Hầu như ở tất cả các công ty đều sẽ phải thực hiện công việc này. Như vậy, nhân sự mới đảm bảo thực hiện tốt các công việc được giao. Nhưng ngược lại với quản lý nhân lực truyền thống, quản trị nhân tài sẽ được tiến hành chủ động. Công việc này sẽ gắn liền với mục tiêu chính của cả tập đoàn. Nhân lực có tài năng sẽ được chủ động chiêu mộ, đào tạo và đề bạt lên vị trí phù hợp. Như vậy, công tác kinh doanh sẽ trở nên chủ động và phát triển tốt hơn.

Thực hiện các bước một cách tuần tự, tạo thành chuỗi gắn kết

Quản trị nhân lực truyền thống có thông thường sẽ thực hiện các bước độc lập với nhau. Bắt đầu từ hoạt động tuyển dụng, đào tạo đến trả lương đều gần như không gắn kết quá lớn. Tuy nhiên, quản trị nhân tài lại hoàn toàn có sự trái ngược. Từ hoạt động tuyển dụng, đào tạo và chi lương đều cần gắn kết và tạo nên chuỗi liên kết. Từng bước, từng hoạt động đều gắn liền với mục tiêu chiến lược của tập đoàn.

Quản trị nhân tài cần các bước phân tích kỹ lưỡng

Mỗi công ty sẽ tích hợp các công cụ, phần mềm hỗ trợ đánh giá, phân tích tài năng của nhân viên. Những phần mềm này sẽ hỗ trợ phân tích các yếu tố liên quan đến tài năng, năng lực của nhân viên. Các thông số này sẽ là nguồn dữ liệu đầu vào để tìm kiếm, phát hiện nhân tài. Từ đây, sẽ tiếp tục đưa ra các chiến lược phát triển nguồn lực phù hợp. Ví dụ, phần mềm Quản trị tài năng digiiTalent sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp trong công tác quản trị nhân tài.

Vai trò của quản trị nhân tài trong doanh nghiệp

Quản trị nhân tài là một chiến lược đặc biệt quan trọng, gắn kết với mục tiêu chung của doanh nghiệp. Tầm quan trọng của công việc này là điều không thể phủ nhận được. Đây sẽ là chìa khóa để mở ra sự thành công của doanh nghiệp.

vai trò của quản trị nhân tài
vai trò của quản trị nhân tài

Chiêu mộ và giữ chân được tài năng của công ty

Chính sách quản trị nhân tài được xây dựng tốt sẽ chiêu mộ được nhiều nhân sự chất lượng. Một môi trường tốt sẽ là điều kiện tiên quyết giúp công ty trở thành điểm đến tiềm năng. Giữ chân nhân tài sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện tối ưu hoạt động kinh doanh. Từ đây, khả năng cạnh tranh của công ty sẽ được nâng cao hơn rất nhiều. Do vậy, vị thế của công ty sẽ ngày càng được gia tăng trên thị trường.

Cải tiến hiệu suất làm việc

Quản trị nhân tài sẽ giúp hoạt động kinh doanh của công ty có sự cải tiến vượt bậc. Qua việc tạo ra môi trường làm việc tích cực, lãnh đạo tạo điều kiện cho nhân viên phát huy tối đa năng lực. Do vậy, hiệu quả đạt được sẽ đóng góp càng nhiều hơn cho thành công của tổ chức. Qua đây, KPI mục tiêu chung sẽ đảm bảo thực hiện đúng như quy định. KPI đảm bảo sẽ vừa gia tăng sức mạnh kinh doanh, vừa cải thiện được tài chính cho tập đoàn.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Công việc quản trị nhân tài là nhân tố để xây dựng được văn hóa doanh nghiệp. Thông qua việc xác định sứ mệnh, tầm nhìn và quy tắc ứng xử làm việc, văn hóa doanh nghiệp sẽ là nhân tố tối ưu của doanh nghiệp. Các nhà lãnh đạo có thể tạo ra môi trường làm việc tích cực, nơi trân trọng giao tiếp cởi mở và khuyến khích sự hợp tác phát triển của mỗi cá nhân. Điều này tạo ra một đội nhóm đoàn kết và đáng tin cậy, góp phần quan trọng vào sự thành công của tổ chức.

Thách thức của công tác quản trị nhân tài

Vai trò của công tác quản trị nhân tài là đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, trong giai đoạn công nghệ đang ngày càng phát triển, công tác này lại gặp không ít khó khăn. Thách thức của công tác này cũng đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải cẩn thận.

Trong công tác tuyển dụng

Với thời buổi công nghệ đang phát triển, lãnh đạo của các tập đoàn sẽ gặp nhiều thách thức lớn. Công nghệ vừa tạo ra cơ hội để thu hút đông đảo nhân lực trên toàn thế giới. Nhưng đồng thời đây cũng gây nên thách thức với “cơn bão” thông tin. Vì vậy, nó sẽ vô cùng khó khăn để nhà lãnh đạo có thể phân tích và xử lý thông tin nhằm tìm ra nhân tài chính xác. Đồng thời, việc kết hợp công nghệ trong tuyển dụng cũng đòi hỏi rất lớn về kiến thức, kỹ năng của các HR.

Trong đào tạo nhân lực

Việc đào tạo bên cạnh việc đảm bảo kết hợp công nghệ, kỹ thuật và còn rất nhiều nhân tố. Có rất nhiều cách thức để đào tạo tài năng như: Online, Offline, khóa học truyền thống và webinar… Tuy nhiên, việc đảm bảo được sự tương tác giữa ứng viên với lãnh đạo cũng cần được chú ý.

Việc giữ chân người tài

Việc chiêu mộ người tài đã rất khó khăn, giữ chân họ sẽ càng khó hơn. Vì vậy, việc xây dựng các chính sách quan tâm, giúp đỡ cùng với lương, đãi ngộ họ sẽ vô cùng quan trọng. Đây sẽ là các nhân tố giúp giữ chân được nhân tài làm việc và đóng góp lâu dài cho doanh nghiệp. 

Theo kết quả đánh giá của INSEAD, Việt Nam đang đứng thứ hạng rất thấp về mức độ cạnh tranh của nhân tài, ở vị trí thứ 86 trong số 118 quốc gia được khảo sát. Điển hình trong lĩnh vực nhân tài là các nghiên cứu, khảo sát của McKinsey, Galup, AberdeenGroup, INSEAD, Hay Group, Deloitte và CIPD.

Thứ hạng của Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với Malaysia, thấp hơn so với Thái Lan và cả Phi – lip – pin. Đây là một thách thức lớn với các doanh nghiệp Việt Nam vì quá trình nhất thể hóa thị trường lao động ASEAN đang được đẩy nhanh. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng đổi mới cách thức quản trị để nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của nguồn nhân lực. Một trong những hướng đổi mới là chuyển dịch nhanh từ quản trị nhân lực truyền thống sang quản trị nhân tài. 

 

Author

Châu Long

Phone
Zalo
Phone
Zalo