SEO lên top Google cho người không chuyên

SEO cho người không chuyên

SEO cho người không chuyên

Rate this post

Last updated on 30/04/2020

SEO là gì? Bạn có thể tự làm SEO cho website của mình? Đây là những kinh nghiệm “thực chiến” của tôi khi tự học và làm SEO cho website công ty – hiện đang có nhiều từ khóa quan trọng ở top 5. Bạn không cần là chuyên gia để làm điều tương tự.

SEO là một trong những phương thức của Digital Marketing, giúp khách hàng dễ dàng tìm được website của bạn hoặc doanh nghiệp bạn khi tìm kiếm những sản phẩm, dịch vụ hay đơn giản là kiến thức hoặc thông tin. Khách hàng càng dễ tìm thấy bạn, cơ hội bán sản phẩm và dịch vụ càng cao.

Nhưng điều này không dễ dàng. Nếu bạn search từ khóa “phần mềm nhân sự”, bạn thấy có 88 triệu kết quả trong 0.41 giây, quá nhiều phải không. Nếu bạn là người search, chắc bạn cũng không bao giờ lật sang trang 2 của Google để xem các kết quả phía dưới. Vậy làm thế nào để website của bạn xuất hiện trên top của Google (top 3, top 5 hay top 10) trong hàng chục triệu kết quả đó. Không dễ phải không bạn?

SEO là gì

SEO là gì

SEO là gì?

SEO là Tối ưu hóa Công cụ Tìm kiếm, viết tắt từ tiếng Anh Search Engine Optimization, là một tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yandex. Các phương pháp đó bao gồm SEO On-page và SEO Off-page. Theo Wikipedia.

SEO và Google AdWords

SEO để bị nhầm lẫn với Google AdWords. Khi bạn search một từ khóa nào đó, kết quả hiển thị có thể là kết quả tự nhiên (Organic hoặc nhờ SEO) hoặc kết quả do chạy quảng cáo Google (có chữ Ad hoặc QC ở đầu).

Hai phương thức này đều hiển thị kết quả tìm kiếm bằng từ khóa nhưng cơ chế khác nhau. Với Google Ads, bạn phải trả phí để được hiển thị và mỗi khi người dùng bấm vào quảng cáo, bạn phải trả tiền (pay per click hoặc PPC). Khi ngân sách chiến dịch quảng cáo hết, website của bạn không còn hiển thị. 

Kết quả tìm kiếm tự nhiên thì ngược lại, bạn không phải trả tiền trực tiếp khi người dùng bấm vào liên kết. Nhưng thách thức là website của bạn phải hiển thị trong top. Đó chính là công việc của SEOers. 

Các trường phái SEO cơ bản

Ở đây mình không đi sâu vào các trường phái này mà chỉ muốn giúp các phân biệt một cách cơ bản. Các bạn có thể dễ dàng tìm được các bài viết khác đề cập chi tiết hơn về các trường phái này.

SEO mũ đen

Là trường phái sử dụng các kỹ thuật, chiến thuật từ khóa, meta description, spam liên kết… nói tóm lại là dùng thủ thuật để đánh lừa các robot của Google. Trường phái này có thể giúp bạn lên top nhanh nhưng có thể dễ dàng bị Google trừng phạt khi mà các robot của họ ngày càng được cập nhật và thông minh hơn. Do đó mình không khuyến khích và cũng không trình bày về cách làm này.

SEO mũ trắng

Là trường phái thực hiện việc làm SEO một cách bền bỉ, bằng nội dung thực, có ích, hấp dẫn, và thực hiện đúng các hướng dẫn như lập chỉ mục (Index trang web, sử dụng từ khóa phù hợp và có mật độ vừa phải, cải thiện tốc độ, thân thiện với thiết bị mobile). Cách này đưa trang web của bạn lên top chậm hơn nhưng bền bỉ và bền vững hơn nhiều. Bằng cách này bạn cũng không lo bị Google trừng phạt khi thay đổi thuật toán.

SEO mũ xám

Ngoài SEO mũ đen và SEO mũ trắng, có thể nói đến SEO mũ xám, là trường phái sử dụng kỹ thuật SEO một cách vừa phải, không quá nhiều như SEO mũ đen. Có thể cách làm SEO của mình là mũ xám chăng?

SEO on-page và off-page

SEO on-page là tối ưu hóa website của bạn cho công cụ tìm kiếm.

SEO off-page là những công việc bên ngoài website của bạn, như tạo bài viết ở diễn đàn có backlink về website bạn, chia sẻ bài viết trên mạng xã hội…

Bài viết này chỉ đề cập đến SEO On-Page.

Công việc cơ bản của người làm SEO on-page

Phân tích khách hàng

Việc đầu tiên của làm SEO là nghiên cứu thị trường – hay nói cụ thể hơn là phân tích khách hàng. Đối tượng của website của bạn là ai? Liệu có phải là 1 đối tượng duy nhất hay nhiều hơn thế? Về lý thuyết thì website của bạn nên có đối tượng khách hàng rõ ràng, tập trung mà nội dung website của bạn hướng vào. Tuy nhiên, đối với một số dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ B2B có số lượng khách hàng trực tiếp nhỏ, nếu chỉ dựa vào khách hàng trực tiếp, web sẽ có lượng truy cập thấp. Vì vậy tôi thường chia nhóm đối tượng của website thành 2-3 nhóm:

  • Nhóm độc giả lõi: đây chính là nhóm khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng của bạn, những người quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn, hay những kinh nghiệm triển khai những dự án tương tự. Ví dụ, nếu bạn cung cấp phần mềm nhân sự thì khách hàng của bạn có thể là trưởng phòng nhân sự, nhân viên nhân sự, CEO các doanh nghiệp.
  • Nhóm độc giả theo chủ đề rộng hơn: bạn có thể quan tâm đến những khách hàng tương lai của mình, ví dụ các bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành nhân sự. Đây là những người sẽ quan tâm đế kiến thức về nhân sự, KPI, tiền lương, hay nói cách khác là những kiến thức rộng hơn và thông tin chung về ngành liên quan đến sản phẩm của bạn, và cũng có thể là khách hàng của bạn trong vài năm tới. Nhóm này cần đủ lớn để bạn có thể tạo thu hút được một lượng truy cập đủ lớn.

Phân tích từ khóa

  • Trên cơ sở phân tích là lựa chọn độc giả mục tiêu cho website, bạn cần tưởng tượng ra nhu cầu tìm kiếm của họ, tưởng tượng ra từ khóa họ có thể quan tâm và dùng các công cụ như Google Trends, Keyword Planner hay Rank Tracker để kiểm tra các từ khóa này và các từ khóa khác liên quan. Ví dụ, nếu bạn cho rằng độc giả của bạn có thể quan tâm đến KPI, có thể nhập từ khóa này vào các công cụ nói trên để xem thực ra độc giả tiềm năng của bạn đang tìm kiếm điều gì. Bạn sẽ thấy họ tìm kiếm những từ khóa như KPI là gì, KPIs, Chỉ số KPI, Hệ thống KPI, Xây dựng KPI, KPI cho sales … Nếu những từ khóa đó có lượng search lớn, bạn nên cân nhắc đưa chúng vào trong tệp từ khóa mục tiêu mà website của bạn cần hướng tới.
  • Lưu ý là khách hàng có thể dễ dàng viết sai chính tả. Do đó từ khóa sai chính tả cũng có thể là một biến thể. Tuy nhiên, trong đa số trường hợp Google đủ thông minh để nhận diện và gợi ý từ khóa đúng.
Phân tích từ khóa SEO

Phân tích từ khóa SEO

Từ khóa của đối thủ cạnh tranh

Một trong những cách hiệu quả để nghiên cứu từ khóa là phân tích từ khóa của đối thủ cạnh tranh. Tương tự, bạn cũng cần công cụ như Alexa hay Keyword Rank để thực hiện phân tích. Nhập tên website của đối thủ cạnh tranh vào và bạn sẽ nhận được kết quả như sau:

Phân tích từ khóa SEO của đối thủ cạnh tranh

Phân tích từ khóa SEO của đối thủ cạnh tranh

Báo cáo sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về top từ khóa mang lại traffic lớn cho website đội bạn với những thông số như keyword, URL found, lượng search, lượng truy cập kỳ vọng, lượng truy cập tự nhiên và độ khó của từ khóa… Trên cơ sở những thông tin này, bạn có thể chọn những từ khóa có lượng search lớn và đang mang lại traffic lớn cho đội bạn để xây dựng nội dung cạnh tranh của mình.

Khoảng trống từ khóa (Keyword gaps)

Những công cụ, ví dụ Keyword Opportunities của Alexa, có thể cung cấp cho bạn những Keyword Gaps (là những từ khóa đang mang đến lượng truy cập cho đối thủ của bạn), Easy-to-Rank Keywords, là những từ khóa dễ lên top và độ phù hợp với web của bạn, Buyer Keywords, từ khóa của người mua và Optimization Opportunities – cơ hội tối ưu từ khóa.

Phân tích keyword-gaps

Phân tích keyword-gaps

Nếu website của bạn đã có ranking tốt, bạn có thể sử dụng công cụ này để tìm kiếm cơ hội tối ưu thêm từ khóa của bạn.

Lựa chọn từ khóa

Trên cơ sở nghiên cứu từ khóa, bạn có thể lựa chọn cho mình một tệp từ khóa cho website của bạn. Nhiều hay ít tùy thuộc vào nội dung cung cấp của website và mong muốn của bạn nữa. Mình thường theo dõi khoảng vài trăm từ khóa cho 1 website. Để theo dõi được lượng từ khóa lớn nhu vậy cần có công cụ. Nhưng dù thế nào, từ khóa của bạn cần đáp ứng các tiêu chí:

Phản ánh quan tâm của khách hàng

Từ khóa phải phản ánh quan tâm của khách hàng, bằng ngôn ngữ của họ, không phải của bạn. Ví dụ bạn có thể dùng từ khóa “giải pháp CRM” nhưng đa số khách hàng lại hay dùng từ khóa “phần mềm CRM” hơn.

Phù hợp với nội dung của website

Tất nhiên, tốt nhất là bạn tối ưu hóa những từ khóa phù hợp với nội dung của website. Quá trình khảo sát nhiều website, mình thấy nhiều website có lượng traffic lớn đến từ các từ khóa “không liên quan” đến nội dung website. Khi đó, dù bạn có lượng truy cập lớn nhưng khả năng chuyển đổi thành khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ sẽ thấp. Mặc dù bạn có thể tận dụng những từ khóa này để tăng lượng traffic, hãy đảm bảo một mức độ liên quan tối thiểu đến nội dung chính của website.

Từ khóa lõi (có thể là từ khóa dài, đề cập dịch vụ cụ thể)

Đây thường là những từ khóa dài và lượng search không lớn. Tuy nhiên, đây là nhóm từ khóa mà bạn cần tranh thủ làm, đặc biệt nếu khi phân tích từ khóa, bạn nhận thấy những từ khóa này có độ cạnh tranh thấp, dễ lên top. Phủ được càng nhiều từ khóa loại này, bạn càng có hội tiếp cận đến khách hàng mục tiêu của mình một cách nhanh nhất. Tuy nhiên, cần lưu ý là lựa chọn những từ khóa có lượng search không quá thấp, và phản ánh đúng dịch vụ hay sản phẩm của bạn. Ví dụ “tư vấn hệ thống lương 3P” hay “top 10 công ty nghiên cứu thị trường”.

Từ khóa ngắn – kiến thức hoặc quan tâm chung

Đây là nhóm từ khóa chung – đặc biệt là các từ khóa về kiến thức, ví dụ “chiến lược là gì” thường hướng tới đối tượng là những người quan tâm đến kiến thức hoặc thông tin, nhưng tốt hơn cả là nhóm khách hàng tương lai, như sinh viên chuyên ngành. Những từ khóa này thường có độ cạnh tranh cao nhưng một khi bạn đã lên top, bạn sẽ được tưởng thưởng bằng lượng traffic cao đến website của bạn.

Lượng tìm kiếm

Muốn có lượng truy cập tốt, bạn phải quan tâm đến lượng search của từ khóa bạn đang tối ưu. Một từ khóa có lượng search khoảng 10K chắc chắn sẽ có tiềm năng mang lại traffic cho bạn tốt hơn từ khóa chỉ có 10 lượt search. Tuy nhiên, thường thì lượng tìm kiếm lớn sẽ có độ cạnh tranh cao. Nhưng ít nhất bạn cần đảm bảo tối ưu hóa những từ khóa có lượng search cỡ vài trăm đến hàng ngàn trở lên.

Viết bài chuẩn SEO

Sau khi đã lựa chọn tệp từ khóa, bạn cần bắt tay vào viết bài. Bài viết cần có cấu trúc mạch lạc, nội dung hữu ích và quan trọng là phù hợp với chuẩn SEO. Nếu dùng bạn công cụ web như Word Press, bạn có thể sử dụng các tool đánh giá bài viết (điểm SEO, điểm dễ đọc) để tự kiểm tra. Bài viết của bạn cần có điểm SEO và dễ đọc, lý tưởng ở mức XANH (TỐT). Tuy nhiên, do đặc điểm của tiếng Việt là “từ kép” nên điểm dễ đọc thường ít khi được mức xanh, do thường 1 từ bị kéo dài thành 2 nên hay bị trừ điểm “câu dài” hoặc “đoạn dài”.

Tiêu đề

Bạn cần đặt tiêu đề ngắn gọn, dễ hiểu cho chủ đề bài viết. Điều này không khó nếu số lượng bài viết ít. Nhưng khi số lượng nhiều lên, nhiều khi lựa chọn được tiêu đề phù hợp cho bài viết  là khá khó khăn. Tốt hơn cả, bạn cần có kế hoạch viết bài và hoạch định các bài viết và tiêu đề theo nội dung. Tiêu đề cần chứa từ khóa mà bạn muốn tối ưu hóa.

Sapo

SAPO là đoạn ở dưới tiêu đề, trên nội dung bài viết, thường được in đậm, với mục đích làm cho người đọc cảm thấy hấp dẫn, thú vị và muốn đọc tiếp bài viết. Về kỹ thuật viết SAPO, mình vẫn phải học hỏi và cũng có nhiều bài viết trình bày về chủ đề này nên mình không đề cập chi tiết.

Heading

Heading giúp người đọc dễ dàng theo dõi bài viết của bạn, đặc biệt là khi Google khuyến khích các bài viết dài và chi tiết. Do đó bạn cần có phân phối heading một cách phù hợp để người đọc dễ theo dõi và không bị trừ điểm “dễ đọc”. Một số heading cần chứa từ khóa, nhưng không nên quá nhiều – ví dụ không quá 75% số heading. Headings có thể được hiển thị ở kết quả tìm kiếm.

Nội dung

Nội dung bài viết cần rõ ràng, mạch lạc, hấp dẫn, hữu ích với người đọc. Nếu bài viết dài cần có cấu trúc rõ ràng, phân phối heading hợp lý, sử dụng bullet point khi cần thiết giúp người đọc dễ đọc. Nội dung bài viết cũng cần nằm trong kế hoạch nội dung chung của website và phù hợp với độc giả. Ở đây mình không đi quá sâu vào kỹ thuật viết nội dung. Bài viết nên có độ dài hợp lý, không nên ngắn quá, để có thể truyền tải đủ nội dung.

Ảnh đại diện

Kết quả tìm kiếm có thể hiển thị ảnh đại diện của bài viết, hoặc có những khách hàng chỉ thích search ảnh. Kết quả tìm kiếm hiển thị ảnh thường hấp dẫn và có tỉ lệ click tốt hơn. Ảnh đại diện cần đảm bảo kích thước tối thiểu để có thể được hiển thị trên Facebook hoặc mạng xã hội khác, nhưng không nên quá lớn về kích thước file vì sẽ làm chậm tốc độ load bài. Hình ảnh cần đặt đầy đủ các thông số như mô tả, Alt text để ảnh bài viết được hiển thị trong kết quả tìm kiếm.

Tìm kiếm hình ảnh

Tìm kiếm hình ảnh

Từ khóa

Lựa chọn từ khóa vừa dễ lại vừa khó. Bạn có thể dễ dàng đặt một từ khóa cho bài viết nhưng khi số lượng bài nhiều lên, cần có kế hoạch phân bổ từ khóa cho các bài viết để không bị trùng từ khóa (nhiều bài viết dùng chung từ khóa) mà vẫn phản ánh đúng nội dung bài viết. Từ khóa không nên quá dài (không quá 4 chữ/từ). Từ khóa cần đáp ứng tốt các tiêu chí trên. Bạn có thể sử dụng các biến thể khác nhau của từ khóa như phần mềm KPI, phần mềm KPIs, giải pháp KPI…

Từ khóa cần xuất hiện ở tiêu đề bài viết, SAPO, heading (với mật độ phù hợp), SEO title, Meta Description và nội dung bài viết. Mật độ từ khóa thường từ 1-3% tùy theo độ dài từ khóa và độ dài bài viết.

SEO title

SEO Title xuất hiện ở kết quả tìm kiếm, thường có kích thước text lớn hơn, SEO title cần có độ dài vừa phải để hiển thị đầy đủ trên mobile. Do đó, thách thức là làm thế nào viết SEO Title hấp dẫn, đủ thông tin những ngắn gọn.

Các thông số SEO của bài viết

Các thông số SEO của bài viết

Meta description

Meta Description là đoạn mô tả bên dưới SEO Title ở kết quả tìm kiếm. Đoạn này được viết dài hơn SEO title nhưng cũng không quá dài. Do đó bạn cần viết đủ ngắn để hiện thị đầy đủ thông tin quan trọng ở kết quả search, nhưng không quá ngắn để đỡ phí không gian hiển thị. Meta Desc cần viết sao cho thú vị, khác với các nội dung tìm kiếm khác từ đó giúp trang web của bạn nổi bật trên kết quả tìm kiếm.

Feature Snippets

Featured Snippets

Featured Snippets

Featured snippet hay Đoạn trích nổi bật  bản tóm tắt câu trả lời cho truy vấn của người dùng, được hiển thị trên đầu kết quả tìm kiếm của Google. Nó trích xuất từ một trang web và bao gồm Tiêu đề và URL của trang. Thường thì nếu bài viết của bạn đại diện cho một khái niệm và có ranking cao, bài viết đó có thể được Google lựa chọn như một Featured Snippet và nhờ đó, chiếm diện tích lớn trên không gian màn hình kết quả tìm kiếm.

Đánh giá website

Bạn cần sử dụng một công cụ đánh giá website để xem website của bạn đã đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật như tốc độ, khả năng thích ứng mobile, đã có sitemap được index bởi Goolge chưa? Nếu không bạn cần nhờ chuyên gia kỹ thuật web hỗ trợ, hoặc bạn có thể nghiên cứu để tự làm.

Bạn cũng cần tạo tài khoản Google Analytics và nhúng mã tracking vào website để có thể thống kê được lượng truy cập.

Đánh giá kết quả SEO

Trong quá trình làm SEO, bạn cần thường xuyên theo dõi và đánh giá kết quả để có điều chỉnh phù hợp. Bạn có thể cần đến một số công cụ để theo dõi được thứ hạng từ khóa, lượng traffic…

Search Console của Google giúp bạn theo dõi được lượng Organic traffic cũng như tổng số lần xuất hiên của website bạn khi khách hàng tìm kiếm theo thời gian. Công cụ này cũng cho biết cả hiệu suất tìm kiếm hình ảnh của trang web.

Báo cáo hiệu suất từ khóa

Báo cáo hiệu suất từ khóa

Cụ thể hơn bạn có thể biết được từ khóa nào hay trang nào đang mang lại lượng traffic nhiều cho website của bạn.

Báo cáo hiệu suất từ khóa theo trang

Báo cáo hiệu suất từ khóa theo trang

Ví dụ dưới đây về Rank Tracker giúp theo dõi thứ hạng từ khóa, lượng search, organic traffic trên phần mềm. Bạn cũng có thể thấy bài viết nào của bạn hiệu quả.

Thông qua quá trình theo dõi, bạn có thể tiến hành các điều chỉnh cần thiết (tối ưu hóa) để tăng lượng truy cập.

Tối ưu hóa

Viết bài mới cho những từ khóa có lượng search lớn

Nếu bạn phát hiện thấy những từ khóa có lượng search lớn nhưng website của bạn lại chưa có, bạn có thể viết bài mới cho từ khóa đó. Tham khảo nhưng trang web trên top Google cho từ khóa đó để lựa chọn cách viết, nội dung của bạn.

Tối ưu hóa những bài đã lên vị trí cao

Một số bài của bạn có thể đã có vị trí tương đối cao, ví dụ trong top 20. Tuy nhiên, những vị trí này thường lại chưa mang lại traffic đáng kể, nếu không nói là không có. Do đó bạn cần kiểm tra lại những bài này, xem có thể tối ưu hóa thêm được không, hoặc thậm chí viết thêm nội dung mới. Mình mượn hình dưới đây để gải thích về sự khác nhau về tỉ lệ Click-through-rate, hay tỉ lệ nhấp chuột để các bạn thấy top 3, top 5, top 10 và top 20 khác nhau như thế nào về tỉ lệ click chuột.

Hoàn thiện, phát triển nội dung những bài trên top

Đôi khi bạn có bài đã lọt vào vị trí rất cao, nhưng thực sự thì sau khi đọc bạn thấy nội dung của bài đó không có gì đáng giá. Những bài như vậy rất dễ tụt hạng sau khi khách hàng bấm và nhưng không đọc vì nội dung không thú vị hoặc đáng giá. Trường hợp đó, bạn có thể viết lại hoặc hoàn thiện, phát triển thêm nội dung để nó thực sự trở thành một nội dung hữu ích với người đọc. Tất nhiên, bạn cần lưu ý đến những tiêu chí của bài viết chuẩn SEO để đảm bảo bài viết giữ được ranking tốt.

Contact Us