Chia sẻ tri thức Mục tiêu, Dự án, Công việc, KPI

KPI tài chính là gì? Các chỉ số KPI để đo lường sự thành công

chỉ số kpi tài chính
5/5 - (2 votes)

KPI là một thước đo được các nhà quản lý lựa chọn để đo lường tiến độ hướng tới mục tiêu chiến lược. Trong đó, KPI tài chính là nhân tố vô cùng quan trọng. Nó được các doanh nghiệp sử dụng để đánh giá được hiệu quả công việc của phòng tài chính. Đồng thời, chỉ số này cũng hỗ trợ cho nhà quản trị trong công tác kiểm soát dòng tiền. Từ đây, có thể nhanh chóng tìm ra sai sót để rút kinh nghiệm và trở thành thúc đẩy sự tăng trưởng của dự án tiếp theo.

KPI tài chính là gì?

KPI tài chính là thước đo về lợi nhuận, doanh thu, chi phí hoặc các chỉ số khác được đặt ra để đo lường cho tài chính doanh nghiệp. Thước đo này đặc biệt tập trung vào các dữ liệu kế toán và chúng thường gắn với một giá trị hoặc tỷ lệ cụ thể. KPI này giúp đánh giá mức độ đóng góp của phòng tài chính vào mục tiêu kinh doanh chung của cả công ty. Từ đây, ban giám đốc có thể dựa vào bảng đánh giá kết quả này để đánh giá và tối ưu hiệu quả công việc.

Phân loại KPI tài chính

Thước đo KPI tài chính được chia làm 4 loại dựa trên thông số mà nó đo lường được

  • KPI về lợi nhuận: chỉ số lợi nhuận hoạt động, biên lợi nhuận thuần, tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn cổ phần…
  • KPI về khả năng thanh toán: chỉ số thanh toán hiện hành, chỉ số thanh toán nhanh…
  • Kết quả KPI về quản lý nguồn vốn: vòng quay tổng tài sản, vòng quay tài sản cố định…
  • Chỉ số KPI về đầu tư: hệ số giá trên thu nhập 1 CP, hệ số giá trên doanh thu…

Chỉ số KPI tài chính là yếu tố không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Đây có thể là một thước đo để chủ doanh nghiệp đánh giá được sự thành công của doanh nghiệp. Đồng thời, đây cũng có thể là đèn cảnh báo để chủ doanh nghiệp kịp thời chỉnh sửa, tránh sa lầy.

Các chỉ số KPI tài chính để đo lường sự thành công

Nội dung tiếp theo đây, chúng tôi sẽ giới thiệu các chỉ số quan trọng để xây dựng thành công KPI cho phòng tài chính. Đây sẽ trở thành chỉ tiêu đánh giá then chốt cho các hoạt động tại phòng tài chính của công ty.

phân loại kpi tài chính

Tỷ suất lợi nhuận gộp

Chỉ số này là thước đo trung gian đánh giá được lợi nhuận và hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp. Lợi nhuận gộp chính là chi phí trực tiếp để sản xuất sản phẩm chính của công ty. Việc tính toán này sẽ giúp phân tích được xu hướng sinh lợi theo thời gian dài. Từ đó, có thể so sánh được lợi nhuận công ty với đối thủ cạnh tranh. Vì vậy ban lãnh đạo sẽ sớm có biện pháp phù hợp để tiếp tục phát triển. Ta có công thức tính biên lợi nhuận gộp như sau

Tỷ suất lợi nhuận gộp = (Doanh thu thuần – giá vốn bán hàng) / Doanh thu thuần x 100%

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) 

ROS (Biên lợi nhuận hoạt động) là mức lợi nhuận hoạt động kinh doanh được tạo ra từ mỗi đô la doanh thu. Chỉ số này được tính bằng lãi suất trước lãi vay và thuế (EBIT) chia cho doanh thu hàng tuần. Đây là chỉ số để đánh giá kết quả của công ty khi chuyển đổi doanh thu thành lợi nhuận. Lợi nhuận trên doanh thu có công thức tính như sau

ROS = (EBIT / Doanh thu thuần) x 100%

Biên lợi nhuận ròng

Đây là chỉ số đo lường mức lợi nhuận sau khi trừ đi tất cả các chi phí và mức thuế phải đóng. Tỷ suất lợi nhuận ròng được tính bằng tỷ lệ phần trăm. Công thức tính như dưới đây

Biên lợi nhuận ròng = (thu nhập ròng / doanh thu) x 100%

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (OCF)

OCF là chỉ số đo lường khả năng thanh toán các khoản vay ngắn hạn của công ty bằng tiền mặt. Nó được tạo ra từ các hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp. Thông tin sẽ được lấy từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty. Điều này có thể tránh được sự mất cân đối do tác động của hoạt động không dùng tiền mặt. Công thức để tính OCF là:

OCF = Dòng tiền hoạt động / Nợ ngắn hạn

Trong đó, Nợ ngắn hạn gồm các khoản phải trả, khoản nợ đến hạn thanh toán trong 1 năm.

Tỷ lệ thanh toán hiện hành

Đây là chỉ số thể hiện được khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty. Hệ số này được tính toán dựa trên tỷ số tài sản lưu động trên mức vay ngắn hạn của công ty. Tài sản lưu động là tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong 1 năm. Hệ số thanh toán hiện hành thấp hơn một là dấu hiệu công ty đang gặp khó khăn. Công ty sẽ không có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên, nếu chỉ số này quá cao lại cho thấy tài sản sở hữu của doanh nghiệp phụ thuộc vào tài sản lưu động của công ty. Đây là điều không thực sự tốt. Vì vậy, tỷ lệ này thường được duy trì ở mức 2 và 3 là an toàn cho doanh nghiệp. Dưới đây là công thức

Hệ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn

Trong đó, Tài sản lưu động bao gồm tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho.

Vốn lưu động

Vốn lưu động là chỉ số tương tự như các thước đo khác. Nó cũng so sánh tài sản hiện tại của công ty với nợ ngắn hạn. Trái lại, chỉ số này tính kết quả dưới dạng đô la thay vì dưới dạng tỷ lệ. Công thức tính vốn lưu động là

Vốn lưu động = Tài sản hiện tại – Nợ ngắn hạn

Số ngày bình quân mà doanh nghiệp phải thanh toán (DPO)

Hệ số này sử dụng để tính toán tốc độ mà công ty thanh toán cho các giao dịch mua. Điều này phải đảm bảo các nguyên tắc tín dụng mà phía nhà cung cấp đã đề ra. KPI này chuyển đổi doanh thu thành đơn vị ngày. Số ngày càng nhỏ đồng nghĩa là công ty đang thanh toán tốt. DPO sử dụng công thức tính dưới đây:

DPO = (Các khoản nợ phải thanh toán x 365) / giá vốn hàng bán 

Thời gian thu hồi tiền hàng tồn đọng (DSO)

Số liệu này được sử dụng để tính toán tốc độ thanh toán hóa đơn của khách hàng. DSO là số ngày trung bình cần thiết để thu thập tất cả các chi phí thanh toán từ khách hàng. Nó sẽ chuyển đổi thành thời gian trung bình tính bằng ngày. Giá trị càng thấp có nghĩa là khách hàng sẽ thanh toán càng nhanh. Công thức tính như sau:

Số ngày bán hàng chưa thanh toán = 365 / Vòng quay khoản phải thu

Tầm quan trọng của KPI tài chính 

Đối với chiến lược kinh doanh

  • Xác định xem công ty có phát triển đúng theo mục tiêu kinh doanh đã được đặt ra.
  • Đánh giá được mức độ thành công chiến lược kinh doanh theo số liệu.
  • Xem xét các số liệu để đánh giá mức độ thành công của chiến lược kinh doanh.
  • Cần đánh giá mức độ nên cải thiện của các lĩnh vực chưa thực sự tốt.
  • Xác định được cơ hội và thách thức của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh.
  • Đánh giá mức độ hài lòng và trung thành của khách hàng đối với sản phẩm và doanh nghiệp.

Đối với hoạt động kinh doanh

  • KPI tài chính giúp gia tăng doanh thu của doanh nghiệp.
  • Chỉ số này giúp phân tích các nguồn thu nhập trong kinh doanh. Doanh thu tính trên từng loại dịch vụ với từng khách hàng.
  • Đưa ra những biện pháp đúng đắn để phát triển doanh nghiệp tốt hơn.
  • Chỉ số KPI tài chính giúp quản lý tốt lợi nhuận theo thời gian.
  • Kiểm soát được dòng vốn lưu động của công ty.

tầm quan trọng của kpi tài chính

Cách để xác định KPI quan trọng nhất cho phòng tài chính – kế toán

Thứ nhất, cần xác định rõ ràng mục tiêu của mình.

Việc xác định như vậy có thể giúp cho công ty biết được cần ưu tiên mục tiêu nào. Sau đó, tập trung phát triển đúng cách và khắc phục hạn chế của các mục tiêu không ổn định.

Thứ hai, họ nên xác định rõ ràng các chỉ số theo dõi được hiệu suất của các mục tiêu trên.

Các chỉ số lựa chọn có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiệm vụ của từng bộ phận. Tuy nhiên, hãy cố gắng lựa chọn làm sao để danh sách KPI ngắn gọn nhất, tránh việc bị loãng thông tin, không thể kịp thời cập nhật. Nhân viên tài chính sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát tình hình sẽ để lại hậu quả không tốt.

Cuối cùng, cũng cần đảm bảo chỉ số được đặt ra không xung đột, mâu thuẫn với mục tiêu của toàn công ty.

Việc mâu thuẫn với mục tiêu chung có thể kéo theo các bộ phận khác sẽ hoạt động không hiệu quả. Từ đây có thể gây thất bại nghiêm trọng cho công ty.

Tổng kết lại, KPI tài chính là một trong những chỉ số để đo lường hiệu quả nhất sự thành công của một công ty. Các doanh nghiệp đều cần đặc biệt quan tâm đến chỉ số này để đảm bảo được tài chính công ty mình luôn được duy trì ổn định. Vì vậy, công ty mới có thể tiếp tục phát triển và không gặp vấn đề khủng hoảng gây đến nguy cơ xấu cho công ty.

Đọc thêm:

Chỉ số đo lường hiệu quả công việc KPI – 15 câu hỏi thường gặp nhất

Chỉ tiêu KPI phù hợp với doanh nghiệp và các bước xây dựng.

Author

Châu Long

Phone
Zalo
Phone
Zalo