Chia sẻ tri thức Chuyển đổi số Công nghệ

Quản trị tài sản trí tuệ trên môi trường số

quản trị tài sản trí tuệ
5/5 - (1 vote)

Quản trị tài sản trí tuệ (Intellectual Property Management) đang trở thành một yếu tố quan trọng trong kỷ nguyên số. Trong bối cảnh các sản phẩm và tài nguyên kỹ thuật số được chia sẻ rộng rãi, việc bảo vệ và khai thác hiệu quả các tài sản trí tuệ không chỉ là yêu cầu về pháp lý mà còn giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về quản trị tài sản trí tuệ trên môi trường số.

Tiếp cận khái niệm tài sản trí tuệ

Các tài sản trí tuệ (Intellectual Assets – TSTT) là loại tài sản tồn tại dưới hình thức “Quyền tài sản” và bao gồm các nhân tố trí tuệ mà doanh nghiệp, tổ chức có thể kiểm soát hoặc xác lập quyền sở hữu. Ví dụ: Các cơ sở dữ liệu, quy trình tác nghiệp, bí quyết công nghệ…

tiếp cận khái niệm quản trị TSTT
tiếp cận khái niệm quản trị TSTT

TSTT nếu thoả mãn các điều kiện bảo hộ pháp lý sẽ trở thành đối tượng SHTT (Intellectual Property – IP) như nhãn hiệu, kiểu dáng, sáng chế… Đối tượng SHTT được doanh nghiệp/tổ chức tiến hành các biện pháp hoặc thủ tục bảo hộ thích ứng sẽ xác lập nên quyền SHTT (IP – Right).

→ VD: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bản quyền tác giả, sáng chế với Cục Sở Hữu Trí Tuệ….

Các loại hình tài sản trí tuệ 

Dưới đây là các loại hình tài sản trí tuệ phổ biến được bảo vệ bởi luật sở hữu trí tuệ:

Bằng sáng chế (Patent)

Định nghĩa

Bằng sáng chế là quyền độc quyền được cấp cho cá nhân hoặc tổ chức đối với phát minh hoặc sáng chế mới. Patent có khả năng ứng dụng vào sản xuất hoặc đời sống. Đồng thời, chúng đáp ứng được các tiêu chí về tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp.

Thời hạn bảo hộ

    • Thường 20 năm kể từ ngày nộp đơn yêu cầu bảo hộ.
    • Sau khi hết thời hạn, sáng chế sẽ thuộc phạm vi công cộng và bất kỳ ai cũng có thể sử dụng.
    • Người giữ bằng sáng chế cần trả phí duy trì hàng năm để đảm bảo quyền bảo hộ.

Bản quyền (Copyright)

Định nghĩa

Bản quyền là quyền pháp lý bảo vệ quyền lợi của tác giả. Quyền lợi này được áp dụng đối với các tác phẩm sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật, văn học và khoa học. Quyền này bao gồm quyền sao chép, phân phối, trình diễn, chuyển nhượng và công bố tác phẩm.

Thời hạn bảo hộ

  • Suốt đời tác giả cộng thêm 50 đến 70 năm sau khi tác giả qua đời. Thời gian sẽ còn phụ thuộc vào quy định của từng quốc gia.
  • Nếu tác phẩm do nhiều tác giả cùng sáng tạo, thời hạn bảo hộ sẽ tính theo thời gian sống của người cuối cùng qua đời.
  • Với các tác phẩm thuộc sở hữu tổ chức (như phần mềm hoặc phim), thời hạn bảo hộ thường là 50 năm kể từ ngày công bố lần đầu.

Bản quyền là công cụ quan trọng để bảo vệ và tôn vinh các đóng góp sáng tạo. Việc ghi nhận thời hạn bảo hộ tạo động lực cho cá nhân và tổ chức tiếp tục phát triển các sản phẩm mới. Từ đó sẽ không ngừng thúc đẩy sự phong phú về nghệ thuật và tri thức.

Nhãn hiệu (Trademark)

Định nghĩa
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác. Nhãn hiệu có thể bao gồm từ ngữ, hình ảnh, logo, biểu tượng, hoặc khẩu hiệu. Nó giúp người tiêu dùng nhận diện và liên tưởng đến sản phẩm hoặc dịch vụ của một thương hiệu cụ thể.

Thời hạn bảo hộ:

  • Mỗi nhãn hiệu được bảo hộ trong 10 năm kể từ ngày đăng ký.
  • Sau khi hết hạn, chủ sở hữu có thể gia hạn không giới hạn số lần. Miễn là đóng phí duy trì và nhãn hiệu vẫn được sử dụng trong kinh doanh.

Nhãn hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng nhận diện thương hiệu. Trademark giúp doanh nghiệp nổi bật giữa thị trường cạnh tranh. Đồng thời, việc bảo vệ nhãn hiệu hiệu quả giúp doanh nghiệp phát triển lâu dài và bền vững.

Quản trị nguồn và khai thác tài sản trí tuệ trên môi trường số

Quản trị nguồn tài sản trí tuệ

  • Tổ chức ứng dụng các tài sản theo cấp độ, quy mô, địa điểm, thời điểm (VD: phân quyền admin).
  • Phân chia lợi ích từ thu nhập tài sản trí tuệ được khai thác thương mại.
  • Kiểm toán tài sản trí tuệ, định giá và hoạch định phân bổ tài sản.
  • Xác lập Danh mục thương hiệu/TSTT chiến lược và xây dựng quỹ đầu tư tài sản trí tuệ.
  • Chuyển giao, chuyển nhượng tài sản trí tuệ.
  • Kiểm soát khai thác TSTT của các bên liên quan (VD: Quản lý dữ liệu).
  • Quản trị chia tách và sáp nhập.
  • Quản trị rủi ro liên quan đến các TSTT

Khai thác tài sản trí tuệ trên môi trường số

Quản trị tài sản trí tuệ trên website

DMCA là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Digital Millennium Copyright Act. Khái niệm này có nghĩa là luật bản quyền kỹ thuật số thiên niên kỷ. Đây là một đạo luật của Hoa Kỳ do tổng thống Mỹ Bill Clinton thông qua. Đạo luật này chính thức ban hành vào ngày 28/11/1998. DMCA là một trong những đạo luật đầu tiên quy định về vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường kỹ thuật số. Các nội dung mà DMCA có trách nhiệm bảo vệ quyền tác giả. 

Khi trang web được đăng ký DMCA, các bài viết trên trang web là do bạn tạo ra. Nếu một trang web khác có ý định sao chép y nguyên mọi thứ để đăng lại thì họ sẽ bị “đánh gậy”. Tại thời điểm này, do bài viết của bạn đã được bảo hộ bởi cơ chế của DCMA nên bạn hoàn toàn có quyền báo cáo hành vi ăn cắp chất xám này để Google xử phạt.

Ngược lại, nếu trong trường hợp này bạn chưa đăng ký DMCA thì Google vẫn chưa index bài viết mới của bạn mà trang copy bài viết của bạn đã đăng ký DMCA trước nên sẽ được Google index trước. Hơn hết, việc đăng ký này là hoàn toàn miễn phí.

Quản trị tài sản trí tuệ trên Internet

Lập Vi Bằng nội dung trên Internet. Bản chất đầy là tạo lập chứng cứ về các hành vi vi phạm pháp luật phổ biến trên Internet:

  • Hành vi nói xấu, bôi nhọ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của cá nhân, tổ chức trên báo mạng, các mạng xã hội như: Zalo, Facebook…
  • Hành vi vi phạm bản quyền tác giả, tác phẩm trên Youtube, Zingmp3, Spotify, Facebook… Ví dụ: sử dụng bài hát, hình ảnh… nhưng không xin phép tác giả, người có quyền tác giả.
  • Hành vi giả mạo trang web uy tín khác. Hoặc là hành vi tạo trang web gây nhầm lẫn dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh.
  • Hành vi vi phạm bản quyền báo chí.
  • Các hành vi khác có dấu hiệu vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

Giải pháp quản trị tài sản trí tuệ hiệu quả

Ứng dụng công nghệ Blockchain

  • Blockchain là công nghệ sổ cái phân tán.
  • Blockchain có khả năng lưu trữ thông tin một cách minh bạch và không thể thay đổi.
  • Dấu thời gian (timestamp) trên blockchain giúp xác thực thời điểm tạo ra hoặc công bố tác phẩm. Điều này phục vụ như một bằng chứng vững chắc cho quyền sở hữu tài sản trí tuệ (IP).
  • Blockchain còn hỗ trợ hợp đồng thông minh (smart contract) để quản lý quyền sử dụng và phân phối nội dung tự động. Nó giúp hạn chế tranh chấp về bản quyền.

Đọc thêm: Blockchain và xu hướng ngân hàng ảo của tương lai

Sử dụng công cụ quản lý tài sản số (DAM)

Digital Asset Management (DAM) là hệ thống quản lý, lưu trữ và chia sẻ các tài sản kỹ thuật số. Điển hình như hình ảnh, video, nội dung tiếp thị và tài liệu nghiên cứu. Các tính năng của DAM bao gồm:

    • Phân quyền truy cập: Kiểm soát ai có thể xem, chỉnh sửa hoặc tải xuống tài sản.
    • Theo dõi phiên bản: Đảm bảo sự nhất quán của tài sản qua các bản cập nhật.
    • Tìm kiếm dễ dàng: Giúp tiết kiệm thời gian nhờ công cụ tìm kiếm nhanh với gắn thẻ thông minh.

Sử dụng DAM giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản trí tuệ. Đồng thời, từ đây mới có thể nâng cao hiệu quả làm việc với tài liệu số.

Nâng cao nhận thức và đào tạo nhân viên

Chương trình đào tạo định kỳ giúp nhân viên hiểu rõ về giá trị của tài sản trí tuệ. Từ nền tảng này, chúng ta mới tiếp tục đưa ra các biện pháp bảo vệ chúng. Các khóa học có thể bao gồm:

    • Cách nhận diện và báo cáo vi phạm tài sản trí tuệ.
    • Quy trình cấp phép và sử dụng hợp pháp tài sản số,

Doanh nghiệp cần xây dựng văn hoá tuân thủ để nhân viên ý thức về tầm quan trọng của tài sản trí tuệ. Trong mọi hoạt động hàng ngày, nhân viên đều cần truyền tải thông điệp từ phía doanh nghiệp.

Hợp tác với các cơ quan và nền tảng pháp lý quốc tế

Các doanh nghiệp cần liên kết với các tổ chức quốc tế như:

    • WIPO (Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới) để được hướng dẫn về bảo vệ tài sản trí tuệ xuyên quốc gia.
    • Tổ chức quyền tác giả và nhãn hiệu của từng quốc gia để đảm bảo tuân thủ pháp luật địa phương.

Hợp tác này giúp doanh nghiệp:

      • Xử lý nhanh chóng các tranh chấp quốc tế về tài sản trí tuệ.
      • Được hỗ trợ đăng ký và quản lý nhãn hiệu, bản quyền và bằng sáng chế.
      • Được bảo vệ trên phạm vi toàn cầu.

Quản trị tài sản trí tuệ trong môi trường số là một công việc đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc và chiến lược quản lý chặt chẽ. Bằng cách áp dụng các giải pháp như đăng ký bản quyền, sử dụng công nghệ blockchain và nâng cao nhận thức nội bộ, doanh nghiệp có thể vừa bảo vệ tài sản trí tuệ vừa khai thác hiệu quả giá trị kinh tế từ chúng. Đây không chỉ là cách bảo vệ sự sáng tạo mà còn giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong thời đại số hóa.

 

Author

Châu Long

Phone
Zalo
Phone
Zalo