Chia sẻ tri thức

Chuỗi giá trị của Michael Porter và ứng dụng trong doanh nghiệp

Chuỗi giá trị của Michael Porter và ứng dụng trong doanh nghiệp
2/5 - (4 votes)

Chuỗi giá trị là một khái niệm trong quản lý kinh doanh được nhắc đến lần đầu tiên bởi Michael Porter, vào năm 1985 trong cuốn sách best-seller của ông có tựa đề: Competitive Advantage (Lợi thế Cạnh tranh). Theo Michael Porter, giá trị một tổ chức tạo ra càng lớn, thì lợi nhuận càng cao. Và khi chuỗi giá trị của công ty bạn cung cấp nhiều giá trị hơn cho khách hàng, bạn xây dựng được lợi thế cạnh tranh.

Chuỗi giá trị là gì?

Chuỗi giá trị (Value Chain Model – VCM), theo Michael Porter, là tập hợp các hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện để tạo ra giá trị cho khách hàng.

Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của chuỗi theo thứ tự và sẽ thu được một số giá trị nào đó sau mỗi hoạt động. Việc cắt kim cương có thể được dùng làm ví dụ cho sự khác nhau này. Các công đoạn cắt có thể chỉ tốn một chi phí thấp, nhưng điều đó thêm vào nhiều giá trị cho sản phẩm. Cuối cùng thì một viên kim cương thô luôn rẻ hơn rất nhiều so với một viên kim cương đã được gọt giũa.

Chuỗi giá trị có những ứng dụng gì?

Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp xuất phát từ nhiều hoạt động riêng biệt trong chuỗi giá trị, như thiết kế, sản xuất, marketing, phân phối,… Mỗi hoạt động trong số này đều đóng góp vào việc giảm chi phí tương đối của doanh nghiệp hoặc tạo cơ sở cho việc khác biệt hóa, từ đó tạo lập lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Chuỗi giá trị của Michael Porter
Chuỗi giá trị của Michael Porter

(i) Ứng dụng trong sản xuất

Trong kinh doanh sản xuất, chuỗi giá trị là quá trình hoạt động cơ bản nhằm biến đổi yếu tố đầu vào thành sản phẩm đầu ra mà có giá trị lớn hơn so với chi phí ban đầu. Để tìm kiếm cơ hội tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm, cần cố gắng để tạo sự khác biệt với đối thủ hoặc đơn giản là loại bỏ bớt các hoạt động không thiết thực để giảm thiểu chi phí trong chuỗi giá trị.

Điển hình trong lĩnh vực nông nghiệp, là sự cải thiện trong chuỗi giá trị khi liên kết người sản xuất với các công ty. Unilever có các công ty và các cơ sở chế biến chè ở Kenya, sau đó pha trộn và đóng gói trà ở châu Âu thành sản phẩm như Lipton, Brooke Bond, PG Tips,… trước khi bán. Phần lớn của chuỗi giá trị nông nghiệp – nguyên liệu cho các công ty xuất phát từ những nông dân độc lập. Nông dân cam kết cung cấp số lượng thống nhất nguyên liệu, với mức giá được định trước. Sự liên kết này mang lại một đầu vào ổn định cho quá trình sản xuất. Từ đó, tối giản các chi phí về tìm kiếm nguyên liệu, tạo ra cơ sở thiết lập một mức giá cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường.

(ii) Ứng dụng trong marketing – bán hàng

Tiếp theo, hãy xem làm thế nào doanh nghiệp tạo thêm giá trị qua marketing và bán hàng? Chuỗi giá trị lúc này sẽ bao gồm các dịch vụ cung cấp phương tiện để khách hàng mua sản phẩm hoặc thúc đẩy họ mua sản phẩm, như quảng cáo, khuyến mãi, tổ chức bán hàng, kênh phân phối, định giá và quản lý sản phẩm cuối cùng. Những điều này không chỉ hỗ trợ cho sản phẩm tiếp cận hiệu quả hơn với nhóm người dùng mục tiêu. Mà còn giúp phân phối sản phẩm đến tận tay khách hàng tiện lợi và nhanh chóng. Qua đó thúc đẩy doanh thu và đồng thời nuôi dưỡng và phát triển “trái tim” của doanh nghiệp – Thương hiệu.

Trong những bài học lớn về ứng dụng mô hình chuỗi giá trị của Michael Porter phải kể đến thành công của “đế chế thời trang” ZARA. Hệ thống vận hành chính của ZARA luôn được tối ưu hóa và làm gia tăng giá trị của sản phẩm. 

Hãy nhìn vào thành công của ZARA. Đây là đế chế thời trang không mất chi phí quảng cáo, hầu như không tham gia các cuộc trình diễn, cũng không thuê mẫu đại diện thương hiệu, nên dễ dàng đưa ra mức giá khá “mềm” rất có tính cạnh tranh. Cửa hàng được đặt ở các vị trí đắc địa, có các cửa kính và cửa sổ ngoài trời có thể nhìn thấu bên trong. Còn nhân viên thì mặc đồ của ZARA trong lúc bán với nụ cười niềm nở. 

Chuỗi giá trị được OCD ứng dụng trong xây dựng khung năng lực COID như thế nào?

Nguồn nhân lực chính là tài sản chiến lược và mang tính sống còn đối với mọi doanh nghiệp. Quản trị nguồn nhân lực theo mô hình khung năng lực COID do công ty Tư vấn Quản lý OCD sẽ giúp doanh nghiệp phát triển khả năng quản lý và chất lượng nguồn nhân lực.

Tiền đề để OCD thiết kế mô hình năng lực COID là xây dựng cấu trúc và danh mục từ điển năng lực. Việc quyết định danh mục trong mỗi nhóm năng lực được thực hiện dựa trên mô hình chuỗi giá trị của Michael Porter. Chuỗi giá trị sẽ cho thấy các năng lực cần thiết tương ứng với lĩnh vực kinh doanh và chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Từ đó, xác định được chính xác và cụ thể những năng lực thiết thực và cốt lõi nhất, phù hợp với chiến lược phát triển và định hướng của doanh nghiệp.

Quản trị nguồn nhân lực hỗ trợ cả các hoạt động xuất hiện ở nhiều khâu khác nhau của chuỗi giá trị. Vì vậy, OCD xây dựng mô hình khung năng lực COID để phát triển và đào tạo nhân viên dựa trên chính căn cứ chuỗi giá trị là quyết định hết sức hợp lý và sáng suốt nhất.

Hiểu được cách thức hoạt động và ứng dụng của chuỗi giá trị  – chính là công cụ giúp thấy được bức tranh tổng thể hoạt động của doanh nghiệp, cũng như xác định nguồn gốc các chi phí và mức độ ảnh hưởng đến lợi nhuận. Từ đó tìm ra cơ hội cải thiện các giá trị của sản phẩm và dịch vụ, giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận và tạo được lợi thế cạnh tranh.

Nguồn: Công ty Giải pháp Công nghệ OOC

Tham khảo bài viết

Các bước phát triển khung năng lực COID

Các bước phát triển chiến lược kinh doanh thành công cho doanh nghiệp

Xu hướng ứng dụng công nghệ trong quản trị nguồn nhân lực

Author

OOC digiiMS

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phone
Zalo
Phone
Zalo