Đại dịch COVID – 19 đã để lại nhiều hậu quả nặng nề cho nền kinh tế toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp đã phải tạm dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thậm chí phá sản chỉ vì không đảm bảo được nguồn vốn phát triển. Bước sang thời kỳ phục hồi mới sau COVID – 19, tất cả các doanh nghiệp đều cần có sự tự điều chỉnh nhằm thích nghi với nền kinh tế vừa chịu nhiều tổn thương.
Bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế thời kỳ sau dịch
Đại dịch đã làm hoạt động kinh doanh toàn cầu bước vào thời kỳ suy thoái kéo dài. Theo báo cáo của ngân hàng thế giới (WB), 74% doanh nghiệp có thể sẽ phá sản. Nguyên nhân chủ yếu do doanh thu không thể bù đắp các khoản chi cho hoạt động như trả lương, lãi vay ngân hàng, thuê mặt bằng… Ngoài ra, gần 30% doanh nghiệp mất 20 – 50% doanh thu, 60% doanh nghiệp thậm chí giảm hơn một nửa doanh thu.
Liên Hợp Quốc đã dự đoán rằng thế giới có thể mất đi cỡ 195 triệu người lao động toàn thời gian. Đại dịch Covid – 19 kéo dài 2 năm, tiếp đến là cuộc khủng hoảng lãi suất, lạm phát phi mã ở những nền kinh tế hàng đầu thế giới, những bất ổn về chính trị trên phạm vi toàn cầu… đã khiến nền kinh tế Việt Nam không nằm ngoài xu thế chung. Cũng từ đó, những vấn đề lớn của kinh tế Việt Nam đã phơi bày rõ nét.
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt 3,72%. Đây là mức gần như thấp nhất so với cùng kỳ 11 năm vừa qua. Và nó chỉ cao hơn cùng kỳ năm 2020 là năm ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 và thấp hơn 2,48 điểm phần trăm so với kế hoạch. Điều này đặt ra câu hỏi là doanh nghiệp cần phải làm gì để bước ra khỏi tình trạng khủng hoảng đang kéo dài trầm trọng.
Điều doanh nghiệp nên làm để phục hồi sau thời kỳ suy thoái kinh tế
1. Tập trung quan tâm và phát triển nền kinh tế số
Mặc dù hạ tầng cứng còn rất thiếu, cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc hay hạ tầng mềm của Việt Nam đã tiến bộ nhảy vọt trong thập kỷ qua, đủ sức tạo đà cho giấc mơ kinh tế số trở thành hiện thực. Để phục vụ cho nền kinh tế số, Việt Nam đang gấp rút hoàn tất các “kho” dữ liệu lớn về dân cư và các thủ tục hành chính, pháp lý. Đại dịch COVID-19 trong hai năm qua cho thấy sự cần thiết dữ liệu lớn và kinh tế số thiết yếu như thế nào đối với công cuộc phát triển quốc gia.
Tham khảo: Thông tin của Bộ y tế về phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 (nCoV)
2. Tăng cường theo dõi, cập nhật, đánh giá tình hình và dự báo xu hướng thương mại quốc tế.
Thực thi có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là các thị trường còn nhiều dư địa; các hiệp định thương mại tự do mới ký kết hứa hẹn tạo ra những thay đổi lớn trong định hình chuỗi cung ứng. Tận dụng cơ hội từ các xu hướng kinh tế thế giới, đồng thời chủ động ứng phó với các ảnh hưởng tiêu cực bởi cạnh tranh thương mại và xung đột thương mại. Thu hút, khuyến khích lực lượng lao động quay trở lại nơi làm việc tại các khu công nghiệp, thành phố lớn để khôi phục sản xuất.
Đồng thời, các địa phương cần chủ động xây dựng phương án giải quyết việc làm cho người lao động trở về địa phương chưa sẵn sàng quay lại các khu công nghiệp, thành phố lớn do tâm lý e ngại đại dịch còn diễn biến phức tạp; chú trọng vấn đề an ninh, trật tự, tránh những bất ổn về xã hội.
3. Định hướng cần phải tập trung vào xây dựng và nâng cao năng lực chống chịu của nền kinh tế.
Định hướng này có tính căn cơ, và là gốc. Khi nền kinh tế có năng lực chống chịu cao thì các cú sốc bên ngoài sẽ được đối phó hiệu quả và tác động của các cú sốc này sẽ không lớn và không làm các doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng nặng nề. Như vậy, phải xây dựng các cơ chế giảm sốc tốt, chống chịu va đập tốt. Năng lực này thực chất có liên quan chặt chẽ đến năng lực cạnh tranh là cái quyết định sự phát triển bền vững, lâu dài. Mà trong điều kiện mới, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo sẽ là yếu tố quyết định.
4. Sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp
Áp dụng phần mềm quản lý công việc là giải pháp phù hợp cho băn khoăn lớn nhất của nhà quản lý hiện nay: “Làm sao để quản lý giao việc nhân viên một cách hiệu quả khi làm việc tại nhà?”
Phần mềm quản lý công việc giúp nhà quản lý dễ dàng giao tiếp, phân việc cho nhân viên online, cũng như xem xét tổng thể quá trình thực hiện công việc. Phần mềm quản lý công việc giúp nhà quản lý có được các biểu đồ phân tích tình trạng, số lượng hoàn thành công việc của mỗi nhân viên, phòng ban hoặc trên toàn công ty để từ đó đưa ra những quyết định kịp thời, từ đó hỗ trợ thực hiện các mục tiêu hoạt động của công ty diễn ra đúng thời hạn.
5. Thay đổi chiến lược để “tự cứu mình”
Nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt với tình trạng đóng cửa văn phòng để hạn chế giao tiếp, nhân sự được cho phép làm việc tại nhà để đảm bảo sự an toàn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đang phải đối mặt với tình trạng kinh doanh trì trệ, số lượng giao dịch không đủ, thiếu hụt doanh thu, … do hệ quả của dịch bệnh. Đây cũng chính là thời điểm để các nhà lãnh đạo suy nghĩ về những bước đi tiếp theo của doanh nghiệp: tái cơ cấu bộ máy tổ chức, xây dựng chiến lược kinh doanh sau cuộc khủng hoảng COVID – 19, xây dựng chiến lược cụ thể tiếp theo để tự cứu lấy mình.
OCD Management Consulting là một trong những công ty tư vấn quản lý hàng đầu Việt Nam với tính chuyên nghiệp, thực tiễn và chất lượng cao. Trong những năm qua, đã thực hiện thành công nhiều dự án nghiên cứu thị trường, tư vấn chiến lược, tư vấn tái cơ cấu, tư vấn xây dựng hệ thống quản lý chuyên nghiệp và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý cho nhiều tổ chức và doanh nghiệp tại Việt nam.
Nguồn: Công ty Giải pháp Công nghệ OOC