Chia sẻ tri thức Công nghệ Phần mềm Quản lý KPI/OKR - digiiTeamW

KPI và OKR – So sánh, đánh giá và sự kết hợp giữa hai phương pháp

Rate this post

Cả KPI và OKR đều là biến thể của phương thức quản trị hiện đại theo mục tiêu MBO. Song về bản chất, KPI và OKR có nhiều điểm khác nhau về mục tiêu, tính chất. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp hiện nay chưa thực sự hiểu rõ điều này và thường xuyên nhầm lẫn giữa hai phương pháp. Vậy sự khác biệt giữa KPI và OKR thực ra là gì?

OKR là gì?

OKR được viết tắt từ cụm từ Objective & Key Result, có nghĩa là “Mục tiêu và kết quả then chốt”. Hiểu đơn giản, một mục tiêu sẽ cho bạn biết nơi bạn đi và kết quả then chốt cho bạn biết bạn có đang ở đó hay không.

phương pháp OKRs
phương pháp okr

Khi làm việc với OKR, bạn sẽ phải tự hỏi mình hai câu hỏi:

  1. Bạn cần đi đến đâu?
  2. Làm thế nào để bạn biết bạn đang ở đó?

Bên cạnh đó, bạn cũng nên đặt câu hỏilàm gì để đến đó” sẽ giúp bạn nảy sinh những sáng kiến, ý tưởng. Từ đó bạn sẽ biết những việc bạn cần làm để đạt được OKR của mình.

KPI là gì?

phương pháp kpi
Phương pháp KPI

KPI được viết tắt từ cụm từ Key Performance Indicator, có nghĩa “Chỉ số đo lường hiệu suất”. Đây là một loại công cụ đo lường hiệu suất, nhằm đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. KPI có đặc trưng như sau:

  • Định lượng, đo lường được chính xác bằng con số.
  • Diễn ra thường xuyên, hay nói cách khác việc đo lường có tần suất, ví dụ hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.
  • Luôn gắn với một nhân viên hoặc bộ phận cụ thể và thể hiện sự thành công có ý nghĩa then chốt của chủ thể.

Có nhiều rất loại KPI khác nhau. Việc chọn đúng KPI phụ thuộc vào các yếu tố như ngành mà doanh nghiệp đang tham gia. Mỗi bộ phận hoặc nhóm sẽ sử dụng các KPI khác nhau để đo lường thành công. Đôi khi, KPI còn được gọi là “chỉ số sức khoẻ của doanh nghiệp”.

Khác biệt giữa KPI và OKR

Thiết lập mục tiêu

Một trong những khác biệt chính giữa KPI và OKR là ý định đằng sau việc thiết lập mục tiêu.

Các mục tiêu KPI thường có thể đạt được và thể hiện đầu ra của một quá trình hoặc dự án đã có. Thường là sản lượng, số lượng hoặc chất lượng của một quá trình hoặc hoạt động đang diễn ra.

Trong khi đó, các mục tiêu OKR có phần mạnh mẽ và tham vọng hơn. OKR cung cấp liên kết còn thiếu giữa tham vọng và thực tế. Nó giúp bạn có kết quả nhảy vọt so với tình hình hiện tại của công ty. Nếu bạn có một mục tiêu đầy sự tham vọng và táo bạo, bạn cần OKR đưa bạn đến đó.

Tính dài hạn và ngắn hạn

KPI mang tính hệ thống và dài hạn – Là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý. Thường áp dụng đối với những bộ phận có mục tiêu, công việc lặp đi, lặp lại liên tục theo chu kỳ cố định, đo lường được theo kết quả chính xác.

OKR lại là những mục tiêu ngắn hạn: Khó đo lường chính xác, sử dụng một vài lần, ít lặp lại. OKR thường được áp dụng cho các doanh nghiệp có mục tiêu tham vọng, những start up công nghệ non trẻ.

Bản chất công cụ

Điểm khác biệt cuối cùng giữa KPI và OKR nằm ở mục đích sử dụng các công cụ này.

KPI chủ yếu dùng để kiểm soát, đo lường, xác định trạng thái và mức độ thành công của một công việc hoặc một hoạt động đang diễn ra.

OKR lại có chức năng để truyền cảm hứng và thúc đẩy các nhân viên trở nên tham vọng hơn và đạt được các mục tiêu vượt khỏi giới hạn vốn có.

KPI và OKR – Liệu có nên kết hợp cả hai?

Nhiều doanh nghiệp đã bỏ chi phí rất lớn, thuê đơn vị tư vấn xây dựng bộ KPI và OKR. Nhưng khi triển khai sự kỳ vọng không đem lại kết quả tốt như họ tưởng do nhiều nguyên nhân. Một trong số những nguyên nhân đó chính là không xác định được doanh nghiệp của mình trong những giai đoạn khác nhau nên áp dụng công cụ nào giữa KPI và OKR.

Thực tế, KPI và OKR khác nhau về mục đích sử dụng. Vì vậy việc phương pháp nào tốt hơn vốn đã là một câu hỏi không có lời giải. Thay vào đó, tại sao doanh nghiệp không lựa chọn kết hợp cả hai phương pháp?

Khi đó, mỗi phương pháp KPI và OKR sẽ thể hiện điểm mạnh của riêng chúng. KPI sẽ tập trung hết công suất vào việc đo lường những chỉ số phù hợp. Trong khi đó, OKR sẽ giúp toàn doanh nghiệp hướng về một mục tiêu mà không bị chệch hướng, xao nhãng.

digiiTeamW – Phần mềm quản lý kết hợp KPI và OKR

Phần mềm digiiTeamW

phương pháp digiiteamw
phương pháp sử dụng phần mềm digiiTeamW

Với phần mềm digiiTeamW, giờ đây các doanh nghiệp không còn phải lo lắng về những thiếu sót trong công tác quản lý. Cùng với đó là dễ dàng áp dụng được cả hai phương pháp ưu việt là KPI và OKR cho các mục tiêu khác nhau.

Doanh nghiệp luôn có nhu cầu về một phần mềm quản lý từ xa. Một phần mềm quản lý công việc, dự án, triển khai hệ thống KPI và OKR. Ở những doanh nghiệp theo mô hình quản trị chuyên biệt, việc triển khai một phần mềm MS Project là phù hợp. Tuy nhiên, MS Project rất khó áp dụng ở nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc trong một bối cảnh thay đổi liên tục như hiện nay. Đối với các đối tượng doanh nghiệp này, nhu cầu sử dụng các giải pháp quản trị khá đa dạng và đôi khi yêu cầu sự kết hợp giữa những hệ thống trên.

Thấu hiểu những nhu cầu đó, OOC đã phát triển Phần mềm quản lý công việc và cộng tác – digiiTeamW. Phần mềm giúp doanh nghiệp có thể sử dụng cho một hoặc nhiều mục tiêu nói trên.

Phần mềm quản lý công việc và cộng tác digiiTeamW có gì đặc biệt

  • Phản ánh kết quả đánh giá theo phương pháp KPI và OKR
  • Dễ dàng thể hiện các thành phần của OKR hay Mục tiêu – Chỉ tiêu các cấp, cũng như các hoạt động được phân cấp hay Work-breakdown Structure trong quản lý dự án.
  • Phản ánh đầy đủ các thành phần để giúp doanh nghiệp lập và theo dõi mục tiêu – kế hoạch như Ai, Làm gì, Khi nào, Ở đâu, Với ai, Như thế nào, Hết bao nhiêu tiền (Who, do What, When, Where, With Whom, How và How much).
  • Dễ dàng phân bổ mục tiêu, chỉ tiêu, hoạt động cho bộ phận, dự án hay cá nhân.
  • Gán trọng số cho các thành phần, mức độ quan trọng cho các đầu việc.
  • Thanh trạng thái thể hiện tiến độ thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu. Báo cáo và dashboard trực quan, sinh động.
  • Cộng tác hiệu quả trong từng mục công việc khác nhau

digiiTeamW phù hợp với nhóm nhân sự nào trong doanh nghiệp

  • Ban điều hành: Giao mục tiêu, Theo dõi thực hiện mục tiêu, xem báo cáo
  • Trưởng bộ phận/Trưởng dự án: Giao mục tiêu, Triển khai mục tiêu, Theo dõi thực hiện, xem báo cáo bộ phận hoặc dự án
  • Nhân viên: Nhận mục tiêu hoặc KR/chỉ tiêu, cập nhật tiến độ thực hiện của bản thân

Tìm hiểu thêm về các cấu phần khác của digiiMS

Liên hệ

Công ty Giải pháp Công nghệ OOC

_______________________________

Phần mềm Quản lý Doanh nghiệp digiiMS

digiiHRCore | digiiC&B | digiiCAT | digiiTeamW (KPI, OKR)

📞Hotline/Zalo: 0886595688

📩 Email: [email protected]

💻 Website: https://ooc.vn

🏢 VP: Tầng 15, Tòa nhà Viwaseen, 48 Tố Hữu, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Author

OOC digiiMS

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phone
Zalo
Phone
Zalo