Thời đại internet bùng nổ, chuyển đổi số (Digital Transformation) ra đời và trở nên phổ biến trong thời gian gần đây. Nếu hoạt động hiệu quả thì chuyển đổi số sẽ thay đổi toàn diện cách thức mà một doanh nghiệp hoạt động. Từ đó hỗ trợ tăng hiệu quả hợp tác, tối ưu hóa hiệu suất làm việc và mang lại giá trị cho khách hàng. Dưới đây là 6 xu hướng chuyển đổi số phổ biến nhất trong doanh nghiệp Việt 2020.
1. Kết nối trải nghiệm người dùng
Chăm sóc và cung cấp trải nghiệm cho khách hàng là những bước đi giúp doanh nghiệp cải thiện mối quan hệ với khách hàng tốt nhất, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế đang có những bước phát triển mạnh mẽ trong ngành dịch vụ, cũng như trong môi trường kinh doanh có tính cạnh tranh cao như hiện nay.
Theo nghiên cứu từ IDC, 2/3 CEO của Global 2.000 công ty sẽ chuyển trọng tâm từ chiến lược truyền thống sang chiến lược kỹ thuật số hiện đại để cải thiện trải nghiệm của khách hàng trước cuối năm 2019 – với 34% công ty tin rằng họ sẽ áp dụng đầy đủ chuyển đổi kỹ thuật số trong vòng 12 tháng hoặc ít hơn. Chính vì thế, không có gì khó hiểu khi sang năm 2020, kết nối trải nghiệm người dùng trên nền tảng kỹ thuật số sẽ phát triển mạnh mẽ và hiệu quả hơn.
Kết nối trải nghiệm người dùng là cách thay đổi doanh nghiệp tương tác với khách hàng
Nói một cách đơn giản, kết nối trải nghiệm người dùng là cách thay đổi cách doanh nghiệp tương tác với khách hàng và cách họ cung cấp cho khách hàng của họ trải nghiệm nhất quán bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào họ cần.
Theo Acckey, 75% khách hàng thừa nhận có nhiều khả năng mua từ một công ty mà:
-Nhận ra họ bằng tên của họ,
-Biết lịch sử mua hàng của họ
-Đề xuất các sản phẩm dựa trên giao dịch mua trước đây của họ.
Chính vì thế, phần mềm CRM – ứng dụng công nghệ ra đời như một công cụ hỗ trợ hiệu quả, không đơn giản chỉ là bán hàng, mà còn là nơi lưu giữ thông tin khách hàng, từ đó đưa ra các chiến lược chăm sóc khách hàng hiệu quả.
Một ví dụ khác, đối với các doanh nghiệp B2B, thay thế các cuộc gọi lạnh đơn thuần bằng bán hàng trên các phương tiện truyền thông xã hội ( social media). Mặc dù đây không phải là phương thức mới nhưng ngày càng được phát triển mạnh mẽ. Phương thức này tiếp cận và xây dựng các mối quan hệ, chia sẻ nội dung chuyên môn hoặc có liên quan cần thiết để gắn kết trải nghiệm của khách hàng tốt hơn.
2. Machine Learning – chuyển đổi số
Những năm gần đây, AI – Artificial Intelligence (Trí Tuệ Nhân Tạo), và cụ thể hơn là Machine Learning (Học Máy hoặc Máy Học) nổi lên như một bằng chứng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Machine Learning là một lĩnh vực nhỏ của AI, nó có khả năng tự học hỏi dựa trên dữ liệu đưa vào mà không cần phải được lập trình cụ thể. Và Chatbot là một trong những ví dụ điển hình nhất của Machine Learning.
Theo định nghĩa chính thống: “Chatbot là một chương trình máy tính được thiết kế để mô phỏng cuộc trò chuyện với người dùng của con người, đặc biệt là qua môi trường Internet.
Trong khi Apple, Microsoft đang rất tự hào với những cô nàng trợ lý ảo dễ thương Siri, Cortana, thì các ông lớn khác như Facebook, Amazon cũng trình làng những trợ lý riêng của họ. Loại chatbot này thường sẽ sử dụng các Thuật toán (Machine Learning Algorithms) hoặc/và Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing).
Không thể phủ nhận những lợi ích tuyệt vời mà Machine Learning nói chung và Chatbot nói riêng mang lại: giảm thiểu nhân sự, tiết kiệm thời gian và chi phí đầu tư, quá trình tự động hóa giúp giảm thiểu những lỗi sai không đáng có, …
3. Đầu tư cho phần mềm quản lý doanh nghiệp
Doanh nghiệp thành công hay không không chỉ phụ thuộc vào khách hàng và những yếu tố ngoại cảnh mà bản thân sự phát triển bên trong của doanh nghiệp cũng quyết định rất nhiều tới sự phát triển này.
Đối với những doanh nghiệp nhỏ, việc quản lý các vấn đề xoay quanh có vẻ như đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp vừa và lớn. Các doanh nghiệp có quy mô nhân sự cao, khối lượng công việc nhiều thì việc kiểm soát thừa xuyên vượt qua khỏi giới hạn vốn có của các nhà quản lý. Chính vì vậy, dưới sự chuyển mình của công nghệ số, các phần mềm quản lý doanh nghiệp đã ra đời.
Hiện nay, các công ty phát triển phần mềm đã cho ra mắt rất nhiều lựa chọn dành riêng cho các nhà quản lý và nhân sự trong doanh nghiệp: phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm thông tin nhân sự, quản lý KPI, quản lý hiệu quả công việc,… Ứng dụng công nghệ này đã thay thế công việc bàn giấy, thậm chí là excel, rút gọn thời gian quản lý cũng như tăng hiệu suất làm việc tổng thể. Có thể nói, dần dần, phần mềm quản lý doanh nghiệp trở thành một trong những điều kiện để hỗ trợ xây dựng chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
4. Công nghệ Marketing Technology (Martech)
Marketing truyền thốngq – một xu hướng chuyển đổi số không còn xa lạ đối với các doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, chuyển đổi số đã hướng người dùng sang một phương thức mới hơn đó chính là Martech. Phương thức này giúp doanh nghiệp bắt kịp nhiều xu hướng và hiệu quả hơn trong hoạt động Marketing.
Martech là tập hợp các giải pháp, nền tảng công nghệ phục vụ doanh nghiệp trong quá trình xây dựng chiến lược tiếp thị, quảng bá sản phẩm, thương hiệu đến với khách hàng mục tiêu trên hàng loạt kênh thông tin số ( Digital channel).
Martech mang lại rất nhiều lợi ích dành cho doanh nghiệp:
-Tự động hóa quy trình tạo ra cơ hội bán hàng
-Tăng trải nghiệm khách hàng
-Giảm sự phụ thuộc chi phí vào các kênh quảng cáo.
Tại hiện nay, dù chưa quá phổ biến, nhưng một số cái tên ứng dụng Martech thành công có thể kể đến là Sun Group. Điều này có thể nói chính là cơ sở để khẳng định rằng Martech sẽ phát triển và được ứng dụng nhiều hơn, rộng hơn nữa tại các doanh nghiệp trong tương lai.
5. IoT là động lực của tăng trưởng công nghệ số
Theo tính toán, có gần 27 tỷ thiết bị IoT trên thế giới vào tháng 8 năm 2019 và con số này ước tính sẽ tăng lên hơn 75 tỷ vào năm 2025. Một nghiên cứu của Cisco mang tên “Ready, Steady, Unsure” cho biết: Hơn một nửa công ty ở Việt Nam được hỏi đã xếp IoT là một trong ba công nghệ hàng đầu sẽ tác động đến tương lai kỹ thuật số của doanh nghiệp họ. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng 36% công ty tham gia trả lời đã bắt đầu sử dụng các giải pháp IoT. Đây là tỷ lệ cao nhất ở Đông Nam Á, ngang với đất nước Singapore.
Việt Nam đã IoT đã được ứng dụng từ lâu dưới các hình thức tự động hóa như hệ thống điều khiển đèn giao thông, hệ thống tưới tiêu tự động,…Có thể kể một trong những cái tên rất được thị trường đón nhận trong thời gian vừa qua như SmartHome,… Nhà cung cấp này tập trung vào thiết bị nhà ở thông minh (SmartHome) hướng tới đối tượng khách hàng là những người sẵn sàng bỏ chi phí để tiện dụng hóa các hoạt động trong gia đình.
Việt Nam đang bước vào cuộc cách mạng 4.0 và IoT là chìa khóa để mở ra cánh cửa đó với những lợi ích tuyệt vời: giúp giảm vận hành chi phí, tăng năng suất và mở rộng sang các thị trường mới hoặc phát triển sản phẩm mới.
6. Blockchain
Năm 2020 có thể là khởi đầu cho sự trỗi dậy của Blockchain – một trong các xu hướng chuyển đổi số: không chỉ thanh toán và tiền điện tử, mà còn có thể được sử dụng trong an ninh lương thực, trong bất động sản hoặc quản lý tài sản, hoặc thậm chí trong sở hữu trí tuệ hoặc tiền bản quyền.
Bởi lẽ những doanh nghiệp như Walmart đã đầu tư vào các giải pháp được thiết kế để nâng cao các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Walmart giúp bất kỳ ai phân phối một sản phẩm bất kỳ có thể theo dõi các mặt hàng riêng lẻ ở trang trại nơi chúng được trồng, sử dụng cơ sở dữ liệu phân tán chống giả mạo. Amazon cũng công bố dự án Blockchain với 2 ý tưởng giúp khách hàng có thể tận dụng công nghệ sổ cái phân tán trong dự án của họ.
Tại Việt Nam, Beowulf Blockchain và Bệnh viện Bạch Mai (bao gồm cả các bệnh viện vệ tinh trên cả nước) đã ký một thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển dự án công nghệ Telemedicine, với mục đích cung cấp dịch vụ tư vấn sức khỏe, trị liệu từ xa và đào tạo y tế. Đây thực sự là tín hiệu đáng mừng khi công nghệ blockchain đang dần tiếp cận được với nhiều đối tượng trong nhiều lĩnh vực. Điều đó cho thấy Blockchain đã khẳng định rất rõ ràng vị thế tiềm năng của mình trong lĩnh vực chuyển đổi số vào 2020 sắp tới.
Kết luận
Sự phát triển vượt trội của chuyển đổi số trong những năm gần đây, tuy là lợi thế nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp. Chuyển đổi số nhanh không tốt bằng chuyển đổi số phù hợp. Chuyển đổi số bắt buộc phải phù hợp với những định hướng doanh nghiệp hướng tới. Bạn nghĩ sao về những xu hướng chuyển đổi số trên? Liệu doanh nghiệp của bạn phù hợp với loại hình nào?
Team Marketing
Nguồn: Công ty Giải pháp Công nghệ OOC
Đọc thêm: Chuyển đổi số: Thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp