TOP 8 thử thách nhà quản lý nhân sự phải đối mặt năm 2022

8 thử thách HR năm 2022

8 thử thách HR năm 2022

Rate this post

Last updated on 18/06/2023

Khi nhà quản lý nhân sự tiếp tục phát triển để đáp ứng nhu cầu của môi trường kỹ thuật số, nhịp độ nhanh, các nhà tuyển dụng phải đối mặt với một loạt thách thức mới mỗi năm. Năm 2022 cũng sẽ không có khác biệt lớn khi các tổ chức tiếp tục phải phát triển và giữ chân nhân tài theo cách hiệu quả hơn, hiện thực hóa lợi thế cạnh tranh và nâng cao văn hóa trong suốt chặng đường.

Tài sản lớn nhất của mỗi doanh nghiệp chính là con người. Vì vậy, hãy chuẩn bị và sẵn sàng cho những thử thách phía trước để năm 2022 thật hiệu quả. Dưới đây là top 8 thử thách đối với quản lý nhân sự

Kết nối nhân viên

Sự gắn kết giữa nhân viên có mối quan hệ mật thiết với khả năng tồn tại của tập thể. Theo khảo sát, đến 78% tổ chức hiện nay đã xây dựng chiến lược gắn kết nhân viên của họ.

Ngày nay, các tổ chức đã đầu tư nhiều hơn vào “con người” và luôn gắn lực lượng lao động với mọi chiến lược, tầm nhìn của doanh nghiệp. Trong tương lai, xu hướng này sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Tuy nhiên, chiến lược gắn kết nhân viên đòi hỏi thời gian, nỗ lực bền bỉ và có tính toán. Các nhà quản trị nhân sự nên xây dựng những kế hoạch cụ thể dựa trên đặc thù của mỗi phòng ban để đạt được hiệu quả cao nhất. 

Vì vậy, nhà quản lý nhân sự cần phải nhạy bén trong các chính sách và quy trình mà họ đưa ra để khuyến khích sự gắn bó lâu dài của nhân viên. Trong năm 2022, doanh nghiệp sẽ đào tạo cho các nhà quản lý để họ có đủ khả năng thúc đẩy sự gắn bó của nhân viên. Tuy nhiên, theo số liệu cho thấy, chỉ có 15% nhân viên cảm thấy gần gũi với quản lý. Những nhân viên thấy gắn bó với quản lý có năng suất cao hơn đến 202% những người còn lại. Do đó, các tổ chức nên xem xét chiến lược của họ, khích lệ nhân viên tương tác nhiều hơn. 

Thu hút nhân tài

Một thị trường lao động nhỏ sẽ khiến việc tìm kiếm nhân tài khó khăn hơn rất nhiều. Do đó, quản trị nhân sự cần linh hoạt và nhạy bén với các chiến lược tuyển dụng của mình. Nhưng cần nhớ gắn chiến lược với tầm nhìn, mục tiêu, tận dụng các công cụ để đạt hiệu quả.

Tương tự như chiến dịch marketing, chiến dịch tuyển dụng cần sử dụng công nghệ ở mức tối đa, tạo và phân phối thông điệp tuyển dụng trên các kênh có tác động nhất. Ngoài ra, nên tạo thông điệp tuyển dụng dựa trên mối quan hệ nghề nghiệp tương ứng với từng người.

Ngày nay, rất nhiều tổ chức sử dụng phương pháp tiếp cận trực tiếp với các ứng viên tiềm năng thay vì tạo ra các mạng lưới tuyển dụng. Cách này giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận gần nhất với các cá nhân tài năng, sáng tạo. Công nghệ sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong phương pháp tuyển dụng này trong tương lai, hợp lý hóa toàn bộ quy trình để cung cấp cho nhà tuyển dụng hiệu quả tối đa và tiết kiệm nguồn lực cho các hoạt động khác.

Quản lý mối quan hệ giữa sếp và nhân viên

Mức độ hài lòng với công việc và năng suất nhân viên phụ thuộc vào môi trường làm việc bình đẳng nơi mà có mối quan hệ bền chặt giữa quản lý và nhân viên. Sự giao tiếp rất quan trọng bởi quản lý có thể biết nhân viên của họ mong muốn điều gì. Để khuyến khích mối quan hệ lành mạnh, nhà quản lý nhân sự cần chú ý đến các phản hồi từ phía nhân viên, thực hiện các điều chỉnh cần thiết để tạo ra một môi trường làm việc tốt hơn.

Thúc đẩy mối quan hệ tích cực trong công ty là điều quản lý nhân sự cần làm

Thúc đẩy mối quan hệ tích cực trong công ty là điều nhà quản lý nhân sự cần làm

Doanh nghiệp dựa vào dữ liệu thu thập được để chủ động quản lý mối quan hệ trong công ty. Một mối quan hệ xấu đi có thể ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa doanh nghiệp. Chính vì vậy, kiểm soát kịp thời điều này sẽ ngăn chặn được vấn đề lớn xảy ra.

Thực hiện chiến lược đào tạo và phát triển

Với tầm quan trọng của các chương trình đào tạo và phát triển, một thách thức lớn đối với bộ phận nhân sự chính là đầu tư nguồn lực vào các chính sách này như một cách thúc đẩy tăng trưởng. Trước đây, nhiều công ty coi đào tạo là chi phí, tuy nhiên đây là khoản đầu tư bền vững. 

Giữ chân nhân tài

Thị trường lao động siêu cạnh tranh sẽ là một thử thách lớn đối với các tổ chức. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến việc tuyển dụng mà còn việc giữ chân các tài năng hiện tại. Rất nhiều doanh nghiệp không thể đưa ra các mức lương cao để giữ nhân viên. Tuy nhiên, đây chỉ là một phần rất nhỏ xoay quanh văn hóa và trải nghiệm của nhân viên.

Trong thời đại này, lương thưởng không còn là vấn đề chính duy nhất đối với nhân viên. Doanh nghiệp có thể sử dụng giải pháp không liên quan đến tài chính để giữ chân nhân viên. Ví dụ, một khởi đầu tốt sẽ giúp nhân viên mới hòa nhập vào nền văn hóa của tổ chức. Việc này mang lại trải nghiệm hài lòng cho nhân viên, giữ chân nhân tài trong doanh nghiệp.

Sự đa dạng trong doanh nghiệp

Ngày nay, mọi thứ biến chuyển nhanh chóng, doanh nghiệp cần nắm bắt điều này để không bị tụt lại. Để hiện thực hóa điều này, bộ phận quản lý có thể biến nó thành văn hóa của tổ chức. Hãy lồng ghép những lợi ích của đa dạng hóa vào các chương trình đào tạo, các cuộc thảo luận. Ngoài ra, hãy để sự đa dạng thành một tiêu chí cho hoạt động tuyển dụng, đảm bảo lực lượng lao động phát triển cùng với kỳ vọng và nhân khẩu học luôn thay đổi trên toàn xã hội.

Nắm bắt những thay đổi

Trong bối cảnh xã hội cố gắng “bình thường mới”, thay đổi là thuật ngữ được nhắc đến rất nhiều. Các doanh nghiệp cố chấp với những quan điểm lạc hậu về quản lý sẽ gặp rất nhiều thử thách.

Giữa công nghệ, biến chuyển nhân khẩu học, phân khúc người tiêu dùng, và vô số các động lực khác, các doanh nghiệp phải nhanh nhạy trọng thị trường hiện đại, luôn sẵn sàng để thực hiện các thay đổi khi cần thiết. Nói cách khác, các tổ chức phải đón nhận thay đổi như một phần tất yếu trong thời đại 4.0. Nếu không chấp nhận điều đó, doanh nghiệp sẽ rất khó cạnh tranh với các doanh nghiệp nhạy bén khác. 

Sức khỏe và hạnh phúc của nhân viên

Theo nghiên cứu, những nhân viên khỏe mạnh có khả năng cảm thấy gắn bó với công việc hơn 67%. Điều này hiển nhiên là có lợi cho toàn bộ doanh nghiệp. Đặc biệt, trong năm 2021, các doanh nghiệp có thể nhận thấy sức khỏe của nhân viên quan trọng đến tổ chức như thế nào. Vì nhân viên là tài sản quý giá nhất, nên việc giữ họ khỏe mạnh và làm việc hiệu quả có thể có tác động trực tiếp đến sự đổi mới và tăng trưởng. 

Trên phương diện chi phí, nhân viên khỏe mạnh sẽ giảm tình trạng vắng mặt của họ ở công ty. Nên thay đổi cái nhìn về việc bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc của nhân viên, coi nó là đầu tư vào tài sản chứ không phải một nguồn chi phí. 

Một năm sẽ có vô vàn thử thách đối với doanh nghiệp. 2022 cũng vậy, sẽ có rất nhiều rào cản buộc doanh nghiệp phải vượt qua. Tuy nhiên, chỉ cần tâm lý vững vàng, dám nắm bắt cơ hội và thay đổi, chắc chắn không gì là trở ngại lớn.

Contact Us