Nội dung một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh 

Lập kế hoạch kinh doanh
Rate this post

Last updated on 23/12/2021

Kế hoạch kinh doanh là gì?

Kế hoạch kinh doanh là một loại tài liệu cơ bản mô tả quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian. Nó kết hợp các nội dung bao gồm: đánh giá mức độ tiềm năng của thị trường, mục tiêu của doanh nghiệp và nguồn lực cần để hiện thực hóa. 

Tìm hiểu: Xây dựng kế hoạch kinh doanh và Marketing

Với bất kỳ loại hình và quy mô doanh nghiệp từ kinh doanh cá nhân, hộ gia đình tới doanh nghiệp, tập đoàn đều cần có một bản kế hoạch chi tiết làm kim chỉ nam. Tài liệu này đặc biệt quan trọng bởi nó không chỉ nếu lên định hướng phát triển doanh nghiệp mà nó còn là công cụ thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư. Một kế hoạch tường tận, chi tiết cho cảm giác trung thực sẽ củng cố niềm tin của các nhà đầu tư với doanh nghiệp. 

4 loại kế hoạch kinh doanh

Standard plan (Kế hoạch cơ sở)

Standard plan trình bày thông tin tổng quan về doanh nghiệp, mục tiêu quy trình, các cách thức hoàn thành một cách ngắn gọn và súc tích nhất. Với nhiều doanh nghiệp, kế hoạch cơ sở giúp đảm bảo an toàn tài khi có thể xem là công cụ gọi vốn, thu hút nhà đầu tư. Những người cho vay hoặc nhà đầu tư sẽ muốn biết doanh nghiệp sẽ lên kế hoạc sử dụng tiền vay và sinh lời như thế nào. Kế hoạch kinh doanh cơ bản giống như một phát ngôn viên tuyên bố ý định kinh doanh, mục tiêu và thời gian hoàn thành. 

What -if plan (Kế hoạch rủi ro)

Trong kinh doanh, thật khó để một thứ diễn ra đúng kế hoạch mà không bị tác động bởi nhiều yếu tố, thay đổi. Kế hoạch rủi ro đề cập đến những “cục đá cản đường”, cái mà doanh nghiệp phải vật lộn. Đây được xem là một kịch bản đối phó trước những rủi ro không ngờ từ thị trường tài chính, chuỗi cung ứng. Viết ra kế hoạch rủi ro nghĩa là bạn lường trước trường hợp xấu nhất. Và điều này được xem là đáng mong đợi trong mắt nhà đầu tư khi họ có thể yên tầm về mức độ đàn hồi cuả doanh nghiệp.

Tìm hiểu thêm: Giao tiếp trong doanh nghiệp – Chìa khóa nâng hiệu suất công việc

Start-up Plan (Kế hoạch khởi nghiệp)

Nếu doanh nghiệp đang ở giai đoạn đầu phát triển thì kế hoạch kinh doanh sẽ có chút khác biệt. Start-up plan nhắm đến người đọc là những nhà đầu tư tiềm năng. Để thu hút đầu tư, bản kế hoạch cần chắt lọc kiến thức liên quan đến bối cảnh, sản phẩm, thị trường, chi phí khởi nghiệp và kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.

Kế hoạch mở rộng ( Expansion Plan)

Kế hoạch mởi rộng được lập ra khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng quy mô và cần thêm nguồn lực cho sự phát triển. Nguồn lực này bao gồm: con người, nguyên liệu mới hoặc nguồn tiền. Cụ thể, doanh nghiệp cần đưa ra một con số cụ thể cho những nguồn lực cần bổ sung thêm. Tuy nhiên phải đảm báo tính hợp lý và sinh lời trong mắt nhà đầu tư. 

Nội dung một bản kế hoạch kinh doanh hoàn

Nội dung một bản kế hoạch kinh doanh hoàn

Nội dung lập kế hoạch kinh doanh

Để lập một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết, sát với mục tiêu của doanh nghiệp và thị trường, bước đầu tiên top lãnh đạo cần làm và phân tích SWOT. Dùng mô hình SWOT để tìm ra điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và thách thức trong bối cảnh hiện tại. Từ đó, doanh nghiệp tìm ra hướng đi từ điểm giao nhau của 4 yếu tố. 

Tìm hiểu thêm: Quản lý dự án là gì? 3 phương pháp đã được chứng minh hiệu quả

Sau khi đã tìm ra những lợi thế từ nội tại và môi trường, doanh nghiệp sẽ nếu bật những tiêu chí sau trong bản kế hoạch kinh doanh.

  • Ý tưởng kinh doanh

Một ý tưởng kinh doanh độc đáo giúp doanh nghiệp trở thành người đi đầu, dù là trong thị thường ngách (niche market) cũng là một ý tưởng “triệu đô”. Hãy chắc rằng, sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp xuất pháp từ nhu cầu, khao khát (paint points) của khách hàng. Sản phẩm của doanh nghiệp có thể hoàn toàn thảo mãn, lấp đầy khoảng trống trong nhu cầu của người mua.

Nguyên cứu thị trường để đánh giá tiềm năng của ngành hàng

Nguyên cứu thị trường để đánh giá tiềm năng của ngành hàng

  • Nguyên cứu thị trường

Doanh nghiệp cần liệt kê những điểm lợi và hại mà môi trường bên ngoài mang lại. Ví dụ, một doanh nghiệp sản xuất cần thuê đất để xây dựng nhà máy sẽ phải đặc biệt đến các chính sách liên quan đến thuê, mua, thuế. Hãy khảo sát về mức độ tiềm năng ngành hàng, sức mua của thị trường trong thời gian tới (ví dụ hậu Covid), tâm lý chung của người mua hàng, giai đoạn thị trường đang trải qua. 

Tìm hiểu thêm: 6 bước không thể bỏ qua khi xây dựng kế hoạch kinh doanh

  • Tệp khách hàng

Trước một thị trường rộng lớn, doanh nghiệp cần chọn cho mình một đối tượng có đầy đủ các đặc điểm nhân khẩu học để dành toàn lực chiếm lĩnh. Rất khó để có một sản phẩm one size fits all (phù hợp cho tất cả mọi người) nên tệp khách hàng cũng cần có sự chọn lọc. Doanh nghiệp cần có một cái đầu nhạy cảm để nắm bắt xu hướng, insights người tiêu dùng. Việc xác định đúng khách hàng đối tượng còn cho team Sales và Marketing có kế hoạch bán hàng tiết kiệm, hiệu quả.

  • Đối thủ

Song song với việc định dạng bản thân, doanh nghiệp cũng cần xác định ai là đổi thủ, kẻ chuẩn bị gia nhập thị trường, sản phẩm họ mang lại có gì khác biệt, đối tượng họ nhắm tới có cùng tệp khách hàng với mình. Hãy lập một bảng ma trận so sánh giữa mình và các đối thủ dựa trên thông tin, tính năng, giá cả. Sau cùng đừng quên nhấn mạnh những điểm nổi bật của mình trong bản kế hoạch kinh doanh doanh.

  • Marketing

Vận dụng những tìm hiểu để đề xuất kế hoạch marketing phù hợp

Vận dụng những tìm hiểu để đề xuất kế hoạch marketing phù hợp

Đây chính là nơi bạn vận dụng những phân tích, tìm hiểu bên trên vào kế hoạch quảng bá thương hiệu, tăng doanh thu. Dựa trên mục tiêu kinh doanh đề ra cùng những khó khăn, thách thức từ môi trường, các marketer sẽ áp dụng đa dạng cá kênh quảng cáo từ truyền thống tới kỹ thuật số. Ví dụ như: phát triển đa kênh, mạng xã hội, diễn đàn, hội chợ, sàn thương mại điện tử,…

  • Nhân sự

Đầu não để vận hành kế hoạch này không ai khác chính là con người. Trong chương này, doanh nghiệp hãy chứng minh rằng có một đội ngũ đủ cả về chất và lượng. Bản thân người quản lý cũng được yêu cầu ngoài chuyên môn cứng còn phải có kỹ năng mềm để quản lý con người và rủi ro hiệu quả. Cuối cũng hãy sắp xếp bộ máy tổ chức khoa học, đúng năng lực với từng cá nhân. 

Tìm hiểu thêm: Phần mềm Quản lý Đãi ngộ – Tính lương digiiC&B

  • Tài chính

Với mục này, doanh nghiệp cần thể hiện sự trung thực thông qua một loạt các báo cáo. Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp có thể đưa ra những dự báo trong doanh thu, kế hoạch nhân sự. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần cung cấp các tài liệu liên quan đến báo cáo lợi nhuận & lỗ, lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối kế toán, kế hoạch sử dụng tiến quỹ và chiến lược đào thoát. 

Phần mềm lập kế hoạch kinh doanh hỗ trợ tốt nhất hiện nay

Khoảng thời gian cuối năm sẽ là lúc tất bật nhất khi nhà quản lý phải đau đầu với báo cáo cuối năm và chuẩn bị kế hoạch kinh doanh cho năm mới. Một phần mềm hữu hiệu được coi là cứu tinh của nhà quản khi nó có thể ghi lại kết quả của năm cũ và trình bày dưới dạng các báo cáo thông minh, biểu diễn đa dạng các nội dung. Quá trình lập báo cáo kinh doanh vì vậy cùng trở nên dễ dàng bởi tài liệu đã được tổng kết từ phần mềm.

Phần mềm digiiTeamW được công ty OOC phát triển để đi đầu hỗ trợ nhà quản lý  lập kế hoạch báo cáo kinh doanh. digiiTeamW nổi bất bởi những lý do sau: 

  • Quản lý đồng bộ

Được thiết kế thân thiện, hướng tới trải nghiệm người dùng, phần mềm digiiTeamW cho phép nhà quản lý tạo mục tiêu, chỉ tiêu và trọng số cho từng đầu việc dễ dàng. Có thể sử dụng nhiều phương pháp đánh giá như KPI,OKR hay quản lý giao việc và dự án trên cùng một nền tảng của digiiTeamW.  Nhà quản lý có thể linh hoạt phân công mục tiêu, chỉ tiêu tới bộ phận hoặc cá nhân, phân bổ tự động với số lượng lớn nhân sự theo khung thời gian thiết lập sẵn. 

Phần mềm Quản lý Công việc và Cộng tác

Phần mềm Quản lý Công việc và Cộng tác

  • Báo cáo chuyên sâu

digiiTeamW có hệ thống báo cáo sinh động, chuyên sâu, cập nhật bức tranh quản lý một cách tổng thể. Hệ thống dashboard của digiiTeamW thể hiện mức độ hoàn thành của các chỉ tiêu, so sánh hiệu suất giữa các đội, phòng ban, chi nhánh. Ngoài ra loại báo cáo so sánh kết quả giữa các kỳ các năm, giữa các năm cũng được bao gồm trong hệ thống dashboaard của phần mềm. Đưa ra cảnh báo với những chỉ tiêu, nhóm công việc sắp đến hạn.

  • Khả năng tùy chỉnh cao

Hệ thống dashboard của digiiTeamW được thiết kế linh hoạt, thân thiên với người dùng. Nhà quản lý có thể xuất báo cáo ra excel chỉ với một cái nhấp chuột. Hơn thế nữa, tùy thuộc vào ngành nghề cụ thể, phần mềm digiiTeamW cho doanh nghiệp 10% tùy biến với các nội dung báo cáo trên dashboard. Nên nếu doanh nghiệp bạn thuộc một lĩnh vực đặc biết và có các đơn vị báo cáo chuyên biết thì tình năng customize của digiiTeamW hoàn toàn có thể đáp ứng. 

Liên hệ

Công ty Giải pháp Công nghệ OOC

_______________________________

Phần mềm Quản lý Doanh nghiệp digiiMS

digiiHRCore | digiiC&B | digiiCAT | digiiTeamW (KPI, OKR)

📞Hotline/Zalo: 0886595688

📩 Email: [email protected]

💻 Website: https://ooc.vn

🏢 VP: Tầng 15, Tòa nhà Viwaseen, 48 Tố Hữu, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Contact Us