Năng lực là gì?
Chúng ta nghe nhiều đến thuật ngữ “năng lực” trong quản trị nhân sự. Vậy năng lực là gì? Năng lực là tổng hợp củ kiến thức, khả năng, kỹ năng, kinh nghiệm và hành vi, tạo ra hiệu suất của các hoạt động của cá nhân. Năng lực có thể đo lường và có thể phát triển thông qua đào tạo. Nó cũng có thể được cắt thành các tiêu chí nhỏ hơn. The ARZESH Competency Model (2018) – Nguồn: Wikipedia
Năng lực được hình thành trên cơ sở các tố chất tự nhiên con người và có thể hoàn thiện qua quá trình học tập, rèn luyện.
Đặc điểm của năng lực là gì?
- Năng lực bao gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ và các yếu tố khác (ASKO). The mô hình COID của OCD, yếu tố kỹ năng của năng lực có thể tách nhỏ hơn thành các kỹ năng thành phần như O –Vận hành, I – Thực thi và D – Thiết kế.
- Năng lực ban đầu có thể có từ tư chất cá nhân – mà chúng ta hay gọi là năng khiếu. Ví dụ, có người sinh ra đã có năng khiếu về ngôn ngữ, có người có năng khiếu về toán học… Tuy nhiên, năng khiếu cần được trải qua học tập, rèn luyện để trở thành năng lực thực sự hữu dụng trong công việc.
- Quá trình phát triển của năng lực có thể bao gồm việc phát triển năng lực từ mức độ thấp đến cao, cũng có thể bao gồm việc phát triển toàn diện hơn các khía cạnh của năng lực. Ví dụ, một người có kiến thức về lái xe (biết cách thực hiện các thao tác để lái xe) nhưng chưa có kỹ năng giỏi – có thể rèn luyện thêm kỹ năng lái xe để thực sự có kỹ năng lái xe thành thục.
- Trong công việc, nhân viên có năng lực thường sẽ có kết quả công việc tốt hơn, thời gian thực thi công việc nhanh hơn, tiêu tốn ít nguồn lực hơn, sai lỗi ít hơn. Ví dụ một thư ký nếu có kỹ năng không tốt sẽ mất thời gian soạn thảo văn bản nhiều lần (vì sai, lỗi), thời gian đánh máy chậm hơn và tổng thể kết quả làm việc kém hơn.
- Có nhiều năng lực trong cuộc sống và công việc. Yêu cầu công việc khác nhau sẽ đòi hỏi năng lực khác nhau. Vì vậy, trong công việc, năng lực yêu cầu luôn đi liền với đặc điểm công việc. Do đó một người có năng lực tốt nhưng làm một công việc không phù hợp chưa chắc đã có kết quả tốt.
- Nhân viên ở cùng một vị trí công việc có thể có năng lực khác nhau. Điều này khiến cho kết quả công việc của các cá nhân khác nhau.
- Trong môi trường công việc, năng lực của nhân viên cần cụ thể hóa thành kết quả. Nếu không, đó vẫn chỉ là tiềm năng.
Phân loại năng lực
Tùy theo cách thức tiếp cận, có thể có những loại năng lực khác nhau.
Phân loại theo năng lực thực thi công việc
Nếu phân loại theo các loại năng lực thực thi các loại công việc cụ thể (hay gọi là năng lực chuyên môn), ta có thể có những năng lực sau:
- Năng lực nghiên cứu thị trường
- Năng lực marketing, tiếp thị
- Năng lực bán hàng
- Năng lực kế toán
- Năng lực quản lý sản xuất
- Năng lực quản lý nhân sự
- Năng lực quản lý mua sắm
- Năng lực quản lý kho
…
Nếu phân loại theo các nhóm năng lực, có thể có những nhóm sau:
– Năng lực cốt lõi hay năng lực chung – là những năng lực cần có của mọi vị trí công việc tại doanh nghiệp, phản ánh những đặc điểm của doanh nghiệp và ngành nghề cũng như chiến lược của doanh nghiệp
– Năng lực quản lý – là những năng lực như lập kế hoạch, giao việc, theo dõi, giám sát, đánh giá thực hiện công việc – thường được yêu cầu đối với các vị trí quản lý tại doanh nghiệp
– Năng lực chuyên môn – là những năng lực thực thi những loại công việc cụ thể theo chuyên môn như nhân sự, kế toán, bán hàng, mua sắm…
Phân loại theo thành tố cấu thành năng lực
Nếu phân loại năng lực theo thành tố cấu thành năng lực theo mô hình năng lực COID, ta có kiến thức (C), kỹ năng vận hành (O), kỹ năng thực thi (I) và kỹ năng thiết kế (D).
Các yếu tố cấu thành năng lực là gì?
Nếu theo mô hình ASKO, năng lực bao gồm Thái độ, Kiến thức, Kỹ năng và năng lực khác.
- Thái độ: thể hiện quan điểm, trạng thái của một người đối với công việc. Thái độ có thể là tích cực hoặc tiêu cực, ủng hộ hay phản đối. Thái độ quyết định việc cá nhân sẽ áp dụng các thành phần khác của năng lực như thế nào. Ví dụ, một người có thái độ ủng hộ một kế hoạch của doanh nghiệp sẽ có xu hướng tích cực hơn trong việc áp dụng kiến thức hay kỹ năng của mình trong việc triển khai, thực thi kế hoạch đó.
- Kiến thức: là hiểu biết, thông tin, phương pháp làm việc của một cá nhân về một vấn đề hoặc thực thi một công việc. Ví dụ, công nhân vận hành máy cần có kiến thức về thông số máy, sản phẩm máy có thể thể tạo ra, đầu vào của máy là gì… Nhân viên nghiên cứu thị trường cần có kiến thức về các phương pháp nghiên cứu, quy trình dự án nghiên cứu thị trường…
- Kỹ năng: là khả năng vận dụng kiến thức để thực thi hoặc vận hành công việc. Ví dụ, một công nhân vận hành máy ngoài kiến thức cần có kỹ năng thao tác trên máy để đạt hiệu quả sản xuất cao, tiết kiệm thời gian, ít lỗi. Nhân viên SEO cần có kỹ năng viết bài chuẩn SEO.
Vai trò của năng lực là gì?
- Đối với cá nhân, năng lực giúp cá nhân thực thi công việc có kết quả tốt hơn, ít sai lỗi hơn, nhanh hơn, tiết kiệm nguồn lực hơn và nói chung, có hiệu quả cao hơn
- Đối với doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp có nhiều nhân sự có năng lực tốt hơn và phù hợp với yêu cầu hơn sẽ có kết quả sản xuất kinh doanh tốt hơn.
- Năng lực của nhiều cá nhân trong doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu vị trí có thể tạo thành năng lực cao hơn của doanh nghiệp
Phương thức phát triển năng lực
Có nhiều phương thức phát triển năng lực, tiêu biểu như:
- Học tập ở trường lớp bài bản. Ví dụ học đại học chuyên ngành kế toán, marketing, hoặc cao học như MBA…
- Học thêm ở các lớp ngắn ngày về kỹ năng
- Đào tạo nội bộ tại doanh nghiệp. Các khóa đào tạo nội bộ có thể được thực hiện bởi giảng viên nội bộ hoặc giảng viên bên ngoài. Hình thức này thường được gọi đào tạo quản lý in-house.
- Học tập tại công việc, hay nói cách khác là được kèm cặp trong công việc bởi cấp trên/đồng nghiệp có kinh nghiệm hay năng lực tốt hơn
- Tự học để tăng cường kiến thức
- Quan sát, tự rèn luyện, phân tích, đánh giá và rút kinh nghiệm để cải thiện kỹ năng
Một số lưu ý trong quá trình rèn luyện, nâng cao năng lực
– Thời gian của con người là có hạn. Do đó cần xác định rõ ưu tiên phát triển năng lực của mình là gì? Tập trung vào những năng lực nào
– Trong thế giới Internet hiện nay, kiến thức có sẵn ở rất nhiều nguồn khác nhau nhưng cũng rất khó phân biệt được nguồn kiến thức tốt/đáng tin cậy. Do đó mỗi người cần tìm cho mình những nguồn kiến thức đáng tin cậy và đã được kiểm chứng để học tập.
– Trong bối cảnh chuyển đổi số và CMCN 4.0, tất cả các lĩnh vực đều cần đến các kiến thức và kỹ năng số. Nhân sự kỹ năng số trong cùng ngành sẽ có lợi thế hơn rất nhiều so với những cá nhân chỉ có kỹ năng truyền thống.
– Quan sát, tự rút kinh nghiệm là cách học tập luôn hiệu quả trong mọi trường hợp. Cá nhân có khả năng quan sát, tự học tốt sẽ rút ngắn được quá trình phát triển năng lực.
– Lĩnh vực nào cũng cần kiến thức, kỹ năng cơ bản. Có kiến thức kỹ năng cơ bản sẽ giúp bạn học hỏi thêm nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Có cần đánh giá năng lực không?
Đánh giá năng lực là công việc bắt buộc phải thực hiện trong doanh nghiệp. Đánh giá năng lực giúp doanh nghiệp:
- Nắm được hiện trạng năng lực của đội ngũ nhân sự so với yêu cầu của công việc
- Nắm được điểm yếu của nhân sự để có kế hoạch đào tạo và phát triển nhân sự phù hợp
- Xây dựng chế độ đãi ngộ phù hợp để giữ và thu hút nhân tài
- Đưa ra yêu cầu phù hợp cho tuyển dụng nhân sự về doanh nghiệp
Để đánh giá năng lực nhân sự trong một công ty có quy mô vừa và lớn, thường sẽ cần đến phần mềm đánh giá năng lực.
Quan hệ của năng lực với tố chất, đam mê, tri thức, kỹ năng
Mối quan hệ giữa năng lực với tư chất
Tố chất là tiền đề quan trọng để phát triển năng lực. Người có tố chất tốt về lĩnh vực nào thì sẽ thuận lợi hơn trong việc phát triển năng lực về lĩnh vực đó. Tuy nhiên, tố chất không phải là yếu tố duy nhất quyết định năng lực của cá nhân mà còn phụ thuộc nhiều vào đào tạo và rèn luyện.
Mối quan hệ giữa năng lực với đam mê
Đam mê là chính là niềm khát khao, yêu thích theo đuổi một lĩnh vực nào đó cho đến cùng. Đam mê cũng là một yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ thái độ của cá nhân. Đây chính là động lực để các bạn có thể cống hiến hết mình và tận dụng toàn bộ thế mạnh cũng như sở trường của mình nhằm cống hiến cho lĩnh vực đó. Người có đam mê ở lĩnh vực nào sẽ có thể phát triển tốt năng lực ở lĩnh vực đó do luôn có sự tập trung cao độ về trí óc và cường độ rèn luyện.
Mối quan hệ giữa năng lực với kết quả, thành tích
Về cơ bản có thể hiểu là người có năng lực tốt về một lĩnh vực nào đó sẽ có khả năng đạt được kết quả, thành tích cao hơn so với những người khác. Tuy nhiên, điều đó cũng phụ thuộc nhiều vào đam mê, động lực, quyết tâm và nhiều yếu tố khác. Để phân tích mối quan hệ giữa năng lực và kết quả, từ đó đưa ra định hướng sử dụng nhân sự cho doanh nghiệp, có thể tham khảo Phần mềm Quản lý Tài năng digiiTalent.
Tham khảo thêm: