OKR là gì? Tại sao phương pháp OKR lại được minh chứng hiệu quả bởi thành công của nhiều bộ máy quản lý các tập đoàn hàng đầu thế giới, như Google, Twitter, LinkedIn, Facebook, Microsoft, Uber,…? Hãy cùng OOC tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! OKR là gì?
BCAAs for Sport and Bodybuilding 684 buy vilafinil what strength training exercises to practice with a roman chair? – let’s talk about sport.
✅OKR là gì?
OKR (Objectives and Key Results) là một hệ thống quản trị mục tiêu. Trong đó, doanh nghiệp sử dụng OKR như một phương pháp để định lượng và tạo ra những kết quả then chốt (key results) cụ thể nhằm hiện thực hóa mục tiêu (objectives) trong một thời hạn nhất định. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng OKR kết hợp với KPI.
OKR ra đời xoay quanh 2 câu hỏi khác nhau:
- Mục tiêu (Objective): Tôi muốn đi đâu?
- Kết quả then chốt (Key Result): Tôi đến đó bằng cách nào?
Objective là mục tiêu của công ty, phòng ban hoặc cá nhân. Còn Key Result là những bước đo lường cần thiết để đạt được mục tiêu doanh nghiệp mong muốn. OKR được duy trì từ bộ máy cấp cao trong tổ chức đến từng cá nhân, tạo ra mối liên kết giữa các tầng mục tiêu tác động lên nhau và giúp mọi người có chung một chí hướng.
Nguyên tắc hoạt động của OKR dựa trên hệ thống niềm tin sau:
- Tham vọng: Objective luôn được thiết lập cao hơn ngưỡng năng lực
- Đo lường được: Key Result được gắn với các mốc có thể đo lường được.
- Minh bạch: Tất cả thành viên từ CEO đến thực tập sinh đều có thể theo dõi OKR của tổ chức.
- Hiệu suất: OKR không được dùng để đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên
Đọc thêm: Phần mềm KPI – là hướng đi tất yếu để triển khai thành công KPI.
Ik ben hier om nieuwe kennissen te maken en waarom niet meer nadat ik 51 jaar oud ben en ik meet 1m72 Ik hou van sport en vooral van bodybuilding modafinil cafeine villeurbanne gratte ciel gym – bodybuilding / fitness / zwembad.
✅Công thức của OKR OKR là gì?
Từ đó, ta có thể hiểu, các thành tố trong công thức OKR bao gồm: OKR là gì?
- Mục tiêu (Objective): là một tuyên bố định tính, được thiết kế để định hướng và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Mục tiêu trả lời cho câu hỏi: “Chúng ta muốn làm gì?”. Một mục tiêu tốt cần ngắn gọn, có tính khả thi, và đủ lớn để truyền cảm hứng cho tất cả mọi người.
- Kết quả then chốt (Key result): là những “dấu mốc” mang tính định lượng, đo lường sự thành công của mục tiêu được đưa ra. Đơn giản hơn, kết quả then chốt sẽ trả lời câu hỏi: “ Chúng ta đang ở đâu trên hành trình tiến tới mục tiêu?”. Một mục tiêu chiến lược lớn nên được chia nhỏ thành từ 2 – 5 kết quả then chốt ngắn hạn.
✅Lợi ích của OKR là gì?
Dễ hoạch định và đo lường OKR là gì?
Chỉ cần những kết quả then chốt (Key Result) có tính định lượng, OKR sẽ nhanh chóng đưa ra cái nhìn tổng quát về tiến trình làm việc trong toàn doanh nghiệp.
Tăng sự tập trung vào mục tiêu chiến lược
Những Key Results cụ thể đều hướng đến hiện thực hóa mục tiêu (Objectives) của doanh nghiệp trong một thời hạn nhất định.
Cung cấp công cụ đo lường hiệu quả
Key Results chính là các dấu mốc để đo lường và xác định vị trí của doanh nghiệp trong tiến trình phát triển.
Minh bạch thông tin
Phát triển một môi trường làm việc mở, khi tất cả thành viên từ CEO đến thực tập sinh đều có thể theo dõi mọi thông tin của doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu suất công việc
Với những nhiệm vụ cụ thể được định sẵn, sẽ định hướng hiệu quả sự nỗ lực làm việc của đội ngũ nhân viên, qua đó nâng cao hiệu suất trong công việc..
✅Sự khác nhau giữa OKR và KPI là gì?
OKR và KPI đều là các phương pháp quản trị theo mục tiêu của doanh nghiệp, đều hướng tới việc triển khai các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp thành các chỉ tiêu có thể đo đếm được. Tuy nhiên, giữa hai phương pháp vẫn có nhiều điểm khác biệt.
Đầu tiên, nếu mục tiêu KPI thường có thể đạt được và thể hiện đầu ra của một quá trình hoặc dự án, thì các mục tiêu OKR có phần mạnh mẽ và tham vọng hơn.
Thứ hai, nếu như KPI mang tính hệ thống và dài hạn, thì OKR lại là những mục tiêu ngắn hạn, khó đo lường chính xác.
Thứ ba, nếu KPI dùng để kiểm soát, đo lường, xác định trạng thái và mức độ thành công của một công việc hoặc một hoạt động đang diễn ra. OKR lại có chức năng để truyền cảm hứng và thúc đẩy các nhân viên trở nên tham vọng hơn và đạt được các mục tiêu vượt khỏi giới hạn vốn có. OKR là gì?
Đọc thêm: Sự khác nhau giữa OKR và KPI
✅Xây dựng OKR thế nào để hiệu quả?
Đối với Objective:
- Mỗi cấp độ trong tổ chức (công ty, phòng ban và cá nhân) nên có từ 3 đến 5 mục tiêu.
- Objective cần có đích đến rõ ràng, cụ thể, tránh sự mơ hồ (Ví dụ: phát triển quan hệ khách hàng tại các chi nhánh Nha Trang) thay vì để mập mờ (Ví dụ: phát triển quan hệ khách hàng miền Nam).
- Objective nên được thiết lập vượt quá khả năng bình thường đạt được. Điều này sẽ tạo cảm giác khó khăn, ưa chinh phục, độ quyết tâm cũng cao hơn.
Đối với Key Result:
- Nhất định phải đo đếm được (Ví dụ như: “Kết nối được với 10 khách hàng” thay vì “Tăng cường kết nối với nhiều khách hàng hơn”).
- Tổng hợp các bước nhỏ để thực hiện mục tiêu, vậy nên đạt được kết quả then chốt có giá trị hơn là đạt được mục tiêu.
- Miêu tả cụ thể, rõ ràng sản phẩm đầu ra (Ví dụ như: “Nộp báo cáo phễu chuyển đổi” thay vì “Phân tích hiệu suất của phễu chuyển đổi”.
✅Quy trình triển khai OKR OKR là gì?
Cách xây dựng OKR được trình bày trong hình trên, bao gồm 4 bước sau:
Hoạch định
Ở bước này, doanh nghiệp cần xác định rõ vì sao cần OKR, xác định phạm vi, lập kế hoạch triển khai và xác định các phương thức hỗ trợ.
Triển khai
Ở giai đoạn triển khai, cần đào tạo nhận thức cho nhân viên, làm rõ liên kết từ chiến lược đến OKR, lập mục tiêu và kết quả then chốt cấp công ty và truyển thông. Sau đó các bộ phận có thể lập Mục tiêu và Kết quả then chốt của bộ phận. Lưu ý các mục tiêu phải đảm bảo tính “thách thức”, sao cho các bộ phận đạt được 70% mục tiêu hoặc kết quả then chốt là coi như “đạt mục tiêu”.
Kiểm soát
Quyết định tần suất kiểm tra (check-in), có thể là theo tuần/tháng hoặc quý. Các cuộc họp check-in là cơ hội để các thành viên trao đổi về những vẫn đề trong quá trình tiến tới mục tiêu hoặc kết quả then chốt và điều chỉnh khi cần thiết. Truyền thông thường xuyên là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của OKR.
Điều chỉnh
Xem lại các mục tiêu và kết quả then chốt đã đặt ra và mức độ hoàn thành các mục tiêu và kết quả then chốt đó. Nếu các mục tiêu và kết quả then chốt có thể đạt được khá dễ dàng, có thể phải tăng mức độ thách thức của mục tiêu.
Tham khảo: Xây dựng mô hình OKR bằng phần mềm digiiTeamw.
✅Ví dụ về OKR
Cùng tham khảo một vài ví dụ về mục tiêu và kết quả then chốt trong doanh nghiệp dưới đây:
Ví dụ về mục tiêu và kết quả then chốt trong lĩnh vực Sales
Mục tiêu (Objective) : Tổng doanh thu năm 2019 đạt 10,000,000 USD
Kết quả then chốt (Key result):
- Đạt mức doanh thu định kỳ hàng tháng 834,000 USD
- Giá trị đăng ký trung bình ít nhất $ 295 mỗi tháng
- Tỷ lệ phần trăm gia hạn hàng năm 75%
- Tỷ lệ biến động từ 3 – 5% hàng tháng.
Ví dụ về mục tiêu và kết quả then chốt trong lĩnh vực Marketing
Mục tiêu (Objective) : Thu hút 3,000 người dùng mới cho ứng dụng điện thoại mới ra mắt trong vòng 1 tháng.
Kết quả then chốt (Key result):
- Tỷ lệ tải xuống tăng 20%, đạt mức 100 lượt tải xuống mỗi ngày.
- Đạt mức rating 4.5+ tại app store
- Xuất hiện trên 4 tạp chí công nghệ (Mashable, Techcrunch, PC world, Wired)
✅Một số lỗi thông thường khi áp dụng OKR
Quá nhiều OKR cho một tuần hoặc một tháng
Doanh nghiệp không xác định rõ mục tiêu và kết quả cốt lõi như công việc phải làm hàng ngày. Do đó, có quá nhiều mục tiêu OKR cho một tuần hay một tháng. Điều này khiến các mục tiêu OKR trở nên rối rắm, trong khi đó các mục tiêu cốt yếu bị mất tập trung.
Mục tiêu của các phòng ban không đồng bộ với nhau
OKR là một công cụ liên kết, do đó phải có sự kết nối giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Thử thách hàng đầu của mỗi một doanh nghiệp là làm sao để khiến tất cả mọi người cùng nhìn về 1 hướng. Các phòng ban hay cá nhân cần giao tiếp với nhau để thiết lập OKR, nếu không việc thiết lập sự điều chỉnh sẽ bất khả thi.
Không có chủ sở hữu mục tiêu
Mục tiêu được đặt ra nhưng không người điều hướng và đề xuất. Có nghĩa rằng, không ai có trách nhiệm để kiểm tra, xử lý mục tiêu đó có hoàn thành hay không? Mức độ hoàn thành như thế nào?
Không theo dõi tiến trình thực hiện OKR hàng tuần
Theo dõi tiến độ OKR là một trong những việc được ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp. Nếu không, trạng thái sẽ không được cập nhật liên tục. Lãnh đạo và các trưởng phòng sẽ vấp phải những khó khăn trong việc đánh giá các vấn đề nổi cộm.
Kết quả then chốt không phải là việc bạn cần phải làm mà nó là kết quả bạn cần đạt được
Ví dụ:
Công việc: Đặt lịch hẹn gặp khách hàng.
Kết quả then chốt: Đặt lịch hẹn 20 khách hàng để thu thập thông tin trước 23/8
✅Câu chuyện thiết lập mục tiêu và kết quả then chốt tại Uber
Uber là một công ty tiêu biểu trong việc áp dụng phương pháp OKR để quản trị mục tiêu chiến lược. Hãy cùng xem “bản đồ” lộ trình phát triển của họ năm 2016.
Mục tiêu I (Objective): Độ “phủ sóng” của các tài xế trên toàn hệ thống đạt ít nhất 20%
Kết quả then chốt (Key result):
- Tần suất xuất hiện của các tài xế ở mỗi khu vực đạt ít nhất 25%
- Tăng thời gian lái xe trung bình của tài xế lên 26h/ tuần
- Số lượng tài xế tăng thêm 5,000,000 người lái trên toàn thế giới.
Mục tiêu II: Mức độ hài lòng của khách hàng đạt 70%
Kết quả then chốt:
- Giảm thời gian đón khách xuống dưới 10 phút.
- Tiến hành xếp hạng tài xế trên bảng 5 sao (Dựa trên đánh giá của khách hàng về thái độ và tỷ lệ hủy chuyến đi). Cung cấp thông tin này cho mọi người dùng.
✅Câu chuyện về OKR của Google Chrome
Năm 2003, Sundar Pichai là CEO phụ trách phát triển sản phẩm của Google. Mục tiêu của Sundar Pichai là thiết kế lại toàn bộ một trình duyệt website mới. Và hiện nay, đó chính là Google Chrome – một trình duyệt web đang được sử dụng rất phổ biến. Mục tiêu của Google là Chrome xuất hiện trên thị trường và phải đạt được 20 triệu người sử dụng trong 7 ngày.
Ban đầu, Chorme chỉ chiếm được 3% thị phần trình duyệt website. Sau đó, Google quyết định chia nhỏ mục tiêu trên và đưa ra một OKRs “con”. Trong đó: Mục tiêu mới được đặt ra “làm website được trình duyệt nhanh như tạp chí”. Nhờ đó, kết quả then chốt mới đã tăng tốc độ Javascript hơn 10 lần sau 4 tháng. Sau đó là 20 lần trong 2 năm. Kết quả là Chorme đã đạt mục tiêu 111 triệu người dùng vào năm 2010.
Trên đây là câu chuyện ứng dụng OKR tại các tập đoàn công nghệ như Uber hay Google. Ta có thể thấy, OKR không còn đơn thuần là 1 phương pháp quản trị mục tiêu. Nếu biết cách ứng dụng OKR hiệu quả, OKR sẽ thay đổi cả doanh nghiệp của bạn.
Triển khai OKR cần công cụ! Hãy sử dụng digiiTeamW!
Trường hợp bạn muốn triển khai OKR, không thể thiếu phần mềm OKR. Việc đó giờ đã dễ dàng hơn với Phần mềm Quản lý Công việc và Cộng tác digiiTeamW của OOC. digiiTeamW cho phép áp dụng cùng lúc nhiều phương pháp quản lý OKR, KPI, giao việc và dự án. Chi tiết về phần mềm digiiTeamW có thể tham khảo trong link dưới đây.
Tham khảo bài viết
7 lời khuyên về cách thiết lập OKR (mục tiêu và kết quả chính)
Làm thế nào để theo dõi OKR – 3 bước để chinh phục mục tiêu?
9 lý do doanh nghiệp nên ứng dụng phần mềm OKRs
Nguồn: Công ty Tư vấn Quản lý OCD