Sự khác nhau giữa phương pháp quản trị OKR và KPI

KPI và OKR
Rate this post

Last updated on 09/12/2023

OKR và KPI là hai phương thức quản trị hiện đại theo mục tiêu MBO. Về bản chất, OKR và KPI có nhiều điểm khác nhau. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa thực sự hiểu rõ và thường xuyên nhầm lẫn giữa hai khái niệm OKR và KPI. Vậy sự khác nhau giữa OKR và KPI là gì, cùng OOC tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

OKR là gì?

OKR (Objectives and Key Result) hiểu đơn giản là đề ra mục tiêu và các kết quả then chốt, là phương pháp quản trị theo mục tiêu, kết quả.

OKRs được đánh giá giúp thực hiện các chiến lược một cách hiệu quả, tiết kiệm thời gian, nguồn lực:

  • Chỉ ra các mục tiêu rõ ràng, cụ thể.
  • Tăng tính liên kết giữa các phòng ban.
  • Kiểm soát và đo lường được tiến độ hoàn thành mục tiêu.

2. KPI là gì?

KPI (Key Performance Indicator) có nghĩa là chỉ số đo lường hiệu quả công việc. Đây là một cách đo lường hiệu suất, nhằm đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Một số đặc điểm thường thấy của phương pháp quản trị này là:

  • Đo lường chính xác bằng con số cụ thể
  • Có tần suất (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng)
  • Chỉ đích bộ phận, phòng ban, cá nhân để đánh giá hiệu suất

3. Điểm khác biệt giữa KPI và OKR

Tính dài hạn và ngắn hạn

Nếu như KPI mang tính hệ thống và dài hạn, là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý, áp dụng đối với những bộ phận có mục tiêu, công việc lặp đi, lặp lại liên tục theo chu kỳ cố định, đo lường được theo kết quả chính xác thì OKR lại là những mục tiêu ngắn hạn, khó đo lường chính xác, sử dụng một vài lần, ít lặp lại và thường được áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bản chất của mục tiêu

KPI cho thấy kết quả hiện tại doanh nghiệp có tốt hay không, OKRs đặt ra những mục tiêu khó khăn hơn, mang tính tham vọng hơn, và tập hợp toàn bộ sức mạnh của công ty để chính phục những mục tiêu đó.

Mục đích sử dụng

Điểm khác biệt cuối cùng giữa OKR và KPI nằm ở mục đích sử dụng các công cụ này. Nếu KPI chủ yếu dùng để kiểm soát, đo lường, xác định trạng thái và mức độ thành công của một công việc hoặc một hoạt động đang diễn ra thì OKR lại có chức năng để truyền cảm hứng và thúc đẩy các nhân viên trở nên tham vọng hơn và đạt được các mục tiêu vượt khỏi giới hạn vốn có.

Contact Us