Chia sẻ tri thức

Đánh giá kết quả nhân viên là gì? Quy trình đánh giá kết quả

Đánh giá kết quả KPIs với phần mềm digiiTeamW
5/5 - (8 votes)

Hàng năm, hầu hết các doanh nghiệp đều thực hiện đánh giá kết quả thường xuyên, thường là theo các kỳ tháng, quý, năm. Phần đánh giá này bao gồm kết quả thực hiện các chỉ tiêu so với kế hoạch. Các kết quả này phục vụ việc xét lương lương, thưởng hay bố trí công việc,… Đánh giá thường xuyên giúp nhân viên nhìn nhận lại quá trình làm việc của mình, biết điểm mạnh điểm yếu, và phấn đấu cải thiện trong tương lai. Ngoài ra, nó cũng cải thiện giao tiếp giữa nhân viên và quản lý, tăng hiệu quả cộng tác và giúp nhân viên cảm thấy đóng góp của mình được công nhận.

Cùng với đánh giá năng lực nhân viên, đánh giá kết quả nhân viên giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về đóng góp và năng lực của nhân viên, thậm chí có thể phân tích được quan hệ giữa năng lực và kết quả của nhân viên để có quyết định phù hợp về sử dụng và quản lý tài năng, sử dụng phần mềm quản lý tài năng digiiTalent.

Đánh giá kết quả nhân viên là gì?

Đánh giá kết quả nhân viên để xem xét hiệu suất nhân viên trong quá trình làm việc, theo mục tiêu kế hoạch hoặc một bộ chỉ tiêu đánh giá cụ thể. Thông thường, quản lý thực hiện đánh giá tổng thể hàng năm, với các cuộc kiểm tra thường xuyên suốt cả năm. Đánh giá định kỳ cho phép nhân viên đặt ra kỳ vọng cụ thể và đo lường hiệu quả của nhân viên. Các thông tin này được thu thập như một phần của kế hoạch đánh giá. Dựa vào đây, quản lý dễ dàng đưa ra các quyết định về lương thưởng, thăng chức hay sa thải. 

Thường thì đánh giá kết quả của nhân viên sẽ bao gồm nhân viên tự đánh giá và đánh giá của quản lý, đánh giá của chính nhân viên đó. Bản nhận xét càng toàn diện, khách quan thì càng mang nhiều ý nghĩa hơn. Để giảm thiểu tối đa các suy nghĩ mang tính chủ quan, các công ty thường xây dựng hệ thống mục tiêu cụ thể bằng các thước đo được xác định rõ ràng bằng con số hay chỉ tiêu. 

=> Tìm hiểu thêm: Đánh giá kết quả nhân viên – giải quyết vấn đề hiệu suất doanh nghiệp

Mục đích của đánh giá kết quả công việc

Đánh giá nhân viên phục vụ một số mục đích nhằm cải thiện hiệu suất của cá nhân và văn hóa công ty. Dưới đây là một số lợi ích của các kỳ đánh giá nhân viên:

  • Giúp nhân viên hiểu rõ những kỳ vọng đối với họ
  • Quản lý có cơ hội hiểu động lực cũng như khả năng của cấp dưới
  • Đưa ra các nhận xét tích cực, khách quan để nhân viên có thể cải thiện hiệu quả 
  • Nhân viên và quản lý trong công ty dễ dàng vạch ra các kế hoạch trong tương lai 
  • Đặc biệt, bộ phận nhân sự có thể lên phương án bổ sung, đào tạo nhân sự công ty
  • Đưa ra đánh giá khách quan về nhân viên dựa trên các chỉ số tiêu chuẩn, đánh giá công bằng thực hiện các quyết định về lương thưởng

Quy trình đánh giá kết quả của nhân viên

Để đánh giá công việc của nhân viên, doanh nghiệp cần tuân thủ quy trình đánh giá. Dưới đây là gợi ý của các bước đánh giá nhân viên.

Lựa chọn phương thức đánh giá kết quả

Để tiến hành đánh giá kết quả nhân viên, cần lựa chọn phương thức đánh giá. Bạn cần quyết định doanh nghiệp sẽ đánh giá theo MBO, KPI, OKR? Mỗi phương pháp sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Ví dụ OKR sẽ khó sử dụng để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của số đông nhân viên một cách thường xuyên. Khi đó, KPI là một lựa chọn tốt hơn. 

=> Tìm hiểu thêm: Doanh nghiệp nên sử dụng KPI hay OKR?

Thiết lập bộ tiêu chí đánh giá

Bộ tiêu chí đánh giá có vai trò quyết định trong sự thành bại của kỳ đánh giá KPI của nhân viên. Nếu bạn chọn đánh giá theo KPI, bạn cần xây dựng được bộ chỉ tiêu KPI tốt và phù hợp với doanh nghiệp. Tìm hiểu thêm KPI là gì.

Thiết lập bộ chỉ tiêu KPI để đánh giá kết quả nhân viên
Thiết lập bộ chỉ tiêu KPI để đánh giá kết quả nhân viên

Lựa chọn công cụ đánh giá

Sau khi bạn xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá, doanh nghiêp có thể cần chọn một công cụ đánh giá cụ thể. Sẽ rất khó để doanh nghiệp có thể đánh giá KPI của số đông nhân viên mà không có một công cụ đánh giá, Ở đây là phần mềm đánh giá KPI.

Ghi nhận kết quả đánh giá

Để thực hiện quá trình đánh giá kết quả nhân viên, doanh nghiệp cần thực hiện theo dõi, ghi nhận kết quả công việc của nhân viên trên phần mềm hoặc một công cụ đánh giá nào khác. Đây là căn cứ để tính toán kết quả thực hiện công việc sau khi đối chiếu với quy chế đánh giá.

Xếp loại

Trên cơ sở kết quả đánh giá kết quả của nhân viên, doanh nghiệp xếp loại theo kết quả thực hiện. Ví dụ, nếu sử dụng KPI, doanh nghiệp có thể lập bảng xếp loại KPI của các bộ phận và cá nhân.

Tích hợp vào trả lương, thưởng

Việc đánh giá sẽ không có giá trị đối với nhân viên nếu không được đưa vào khen thưởng hoặc trả lương, thưởng. Thông thường, nếu doanh nghiệp trả lương kết quả, kết quả đánh giá nhân viên sẽ là căn cứ để trả phần lương này. Một số doanh nghiệp có thể trả thưởng dựa trên kết quả để đơn giản hóa phần tính toán lương hàng tháng.

=> Tìm hiểu thêm: Quy trình xây dựng hệ thống đánh giá kết quả công việc

Lưu ý khi đánh giá kết quả của nhân viên

Để đánh giá kết quả, doanh nghiệp cần có mô hình đánh giá tiêu chuẩn và nhận xét nhân viên dựa trên thước đo ấy. Dưới đây là gợi ý từng bước để đánh giá nhân viên.

Thiết lập tiêu chuẩn đánh giá kết quả

Đầu tiên, bạn cần đặt ra các tiêu chuẩn rõ ràng, thể hiện kết quả công việc kỳ vọng, trong đó nêu rõ nhân viên cụ thể cần hoàn thành gì, và cách thức hoàn thành nếu có. Các tiêu chuẩn thực hiện phải có tính khả thi, và phù hợp với từng công việc khác nhau. Nếu doanh nghiệp triển khai MBO hay KPI, đó sẽ là các bộ tiêu chí đánh giá quan trọng.

Đặt mục tiêu đánh giá kết quả cụ thể

Nếu các tiêu chuẩn cần áp dụng cho một nhóm người thì mục tiêu lại có thể được đặt ra cho từng người khác nhau. Mục tiêu nên thiết kế đặc biệt cho từng người dựa trên khả năng và hạn chế của cá nhân, nhưng vẫn cần thúc đẩy họ cải thiện bản thân hay trau dồi thêm kỹ năng mới. Quản lý có thể làm việc trực tiếp với nhân viên để đặt ra các kỳ vọng hợp lý và phù hợp với vị trí của họ.

Ghi chép toàn bộ quá trình đánh giá kết quả

Cần theo dõi hiệu quả của nhân viên trong suốt kỳ đánh giá. Nên có hồ sơ theo dõi đánh giá cho từng nhân viên hay phòng ban, bộ phận. Trong đó, ghi chép những thành tích hay nỗ lực của nhân viên. Ngoài ra, bạn có thể phản hồi ngay lập tức cho nhân viên khi có điều gì nổi bật để giữ công việc luôn trong quỹ đạo.

Luôn ở trạng thái sẵn sàng

Trước khi đưa ra đánh giá nhân viên, bạn nên chuẩn bị đầy đủ tài liệu cho cuộc họp. Xem lại những điều bạn ghi chép và đánh dấu những điều bạn muốn thảo luận với nhân viên. Tất nhiên, bản đánh giá cá nhân sẽ bao gồm điểm tích cực và tiêu cực của nhân viên, cùng với đó là lời khuyên về cách cải thiện trong tương lai. 

Thẳng thắn và cụ thể với nhận xét tiêu cực

Khi bắt buộc phải đưa ra chỉ trích tiêu cực, hãy thật thẳng thắn và rõ ràng. Không nên vòng vo hay nói giảm nói tránh, có thể dẫn đến sự hoang mang giữa những nhân viên. Trong các tình huống không mong muốn, hãy đưa ra ví dụ cụ thể và các lời khuyên hữu ích để nhân viên rút kinh nghiệm và sửa đổi trong tương lai.

Tránh việc so sánh nhân viên với nhau

Mục đích của kỳ đánh giá nhân viên là để tổng kết hiệu quả của từng người. So sánh hiệu quả của các cá nhân có thể dẫn đến các hiệu ứng không mong muốn như cạnh tranh thiếu lành mạnh hay sự phẫn nộ của nhân viên. Luôn nhớ rằng phải đánh giá nhân viên dựa trên tiêu chuẩn bạn đã đặt ra, chứ không phải dựa trên hiệu quả của nhân viên khác.

Đánh giá hiệu quả, không đánh giá cá nhân

Đánh giá của bạn nên tập trung vào việc nhân viên đó đã thực hiện công việc của họ như thế nào, hơn là tính cách của họ. Ví dụ, thay vì đưa ra nhận xét về một nhân viên hay đưa ra quyết định vội vàng, sẽ hiệu quả hơn nếu nêu được các trường hợp cụ thể về hành động của nhân viên thể hiện đặc điểm đó. Nên tránh các quan điểm cá nhân, đưa ra những nhận xét khách quan và gắn nó với công việc.

Trao đổi với nhân viên

Đánh giá nhân viên nên theo hai chiều, là cơ hội để nhân viên và quản lý hiểu nhau hơn. Lắng nghe nhu cầu, thấu hiểu nhân viên là cách tốt nhất để tăng độ hài lòng công việc. Ngoài ra, cũng có thể để nhân viên tự đánh giá về hiệu quả công việc của họ. Nên lắng nghe đánh giá của nhân viên về môi trường làm việc, quản lý hay quá trình làm việc.

Đặt các câu hỏi cụ thể

Để trò chuyện hiệu quả, nên chuẩn bị những câu hỏi cụ thể bạn muốn thảo luận với nhân viên. Dưới đây là một vài ví dụ:

  • Bạn muốn đạt được điều gì với công ty trong năm tới?
  • Bạn muốn nhận được sự hỗ trợ nào từ phía công ty/quản lý?
  • Những kỹ năng bạn muốn được học hỏi?
  • Mục tiêu dài hạn của bạn và công ty có thể làm gì giúp bạn đạt được mục tiêu đó?

Đưa ra các nhận xét thường xuyên

Đánh giá nhân viên là quá trình liên tục trong cả năm. Đưa ra phản hồi trong suốt cả năm và trao đổi với nhân viên để theo sát hiệu quả của họ và đưa ra các biện pháp hỗ trợ nhân viên khi cần, giữ cho nhân viên đi đúng hướng bạn muốn. 

Trên đây là các tips để mỗi kỳ đánh giá không còn “khó nhằn”. Đối với các doanh nghiệp vừa và lớn, việc đánh giá thủ công có thể gặp nhiều trở ngại. Khi ấy các doanh nghiệp có thể tìm đến các giải pháp công nghệ giúp đánh giá hiệu quả hơn. 

=> Tìm hiểu thêm: Tầm quan trọng của đánh giá hiệu suất nhân viên

Đánh giá kết quả công việc của nhân viên – tại sao cần dùng phần mềm?

Đánh giá kết quả công việc của nhân viên là công việc đòi hỏi việc theo dõi, ghi nhận kết quả công việc của nhân viên một cách thường xuyên. Việc này trở nên quá tải đối với các nhà quản lý khi quy mô công việc và nhân sự tăng lên trong khi vẫn sử dụng các công cụ truyền thống như bảng chấm công bằng giấy. Đó là lý do doanh nghiệp cần đến các công cụ đánh giá kết quả để có thể quản lý tốt hơn tiến trình này.

Vậy phần mềm quản lý công việc là gì? Có thể tham khảo những phần mềm quản lý công việc nào? Bạn có thể tham khảo 5 phần mềm quản lý công việc tiêu biểu.

Phần mềm Đánh giá kết quả digiiTeamW

digiiTeamW là phần mềm KPI?

Đúng, digiiTeamW là một phần mềm KPI đúng nghĩa, với đầy đủ các chức năng thông thường như tạo mục tiêu, tạo chỉ tiêu, trọng số, công thức tính, phân giao cho các bộ phận… Phần mềm cũng cho phép nhà quản lý xem các báo cáo, KPI dashboard, xếp hạng KPI hay bản đồ chiến lược.

Dashboard của phần mềm KPI/OKR digiiTeamW
Dashboard của phần mềm KPI/OKR digiiTeamW

Giao việc, quản lý công việc và đánh giá kết quả?

Đương nhiên, Phần mềm digiiTeamW có thể sử dụng như một phần mềm quản lý công việc. Nhà quản lý có thể tạo đầu việc, giao việc, theo dõi tiến độ và đánh giá kết quả. Đánh giá kết quả trên digiiTeamW thực hiện dễ dàng nhờ giao diện thông minh, thân thiện.

Cộng tác và quản lý nhóm làm việc từ xa?

Đúng. Cộng tác chính là một trong những tính năng quan trọng của digiiTeamW. Nhờ công cụ giao tiếp theo ngữ cảnh, digiiTeamW giúp các thành viên trong bộ phận hoặc nhóm thảo luận, trao đổi theo ngữ cảnh công việc.

Điều này giúp các thành viên nhóm dễ dàng trao đổi những vấn đề trong quá trình thực hiện mà không cần dùng đến các công cụ chat bên ngoài như Zalo, Viber vốn dễ bị trôi thông tin theo thời gian. Việc bảo mật cũng vì thế mà tốt hơn.

Sau đại dịch Covid 19, làm việc tại nhà đã trở thành một xu hướng. Phần mềm digiiTeamW giúp các DN, nhóm làm việc phối hợp và hỗ trợ, đảm bảo kết quả tốt hơn.

Xem thêm: Top phần mềm KPI tốt nhất

 

Author

OOC digiiMS

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phone
Zalo
Phone
Zalo