Có rất nhiều doanh nghiệp đã và đang triển khai phần mềm KPI. Phần mềm KPI là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu chiến lược hiệu quả hơn. Không những thế, Phần mềm KPI cũng hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát, theo dõi hoàn thành mục tiêu được đề ra chặt chẽ hơn. Ứng dụng phần mềm KPI mang lại lợi ích đặc biệt mang tính lâu dài và bền vững cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, có phải doanh nghiệp nào cũng triển khai Phần mềm KPI một cách thành công? Bài viết dưới đây chia sẻ các lưu ý “vàng” – 10 tips để ứng dụng thành công phần mềm đánh giá KPIs. Dựa trên kinh nghiệm triển khai phần mềm KPI cho rất nhiều doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn của Công ty Giải pháp Công nghệ OOC.
#1. Lựa chọn đội ngũ triển khai tận tâm và hiểu đúng BSC-KPI
Đến một giai đoạn phát triển cao hơn trong quản trị, nhiều doanh nghiệp coi KPI như là một phương pháp hiệu quả để áp dụng. Phần mềm KPI cũng là công cụ tuyệt vời trong mắt của nhiều CEO. Khi triển khai phần mềm KPI thành công, có thể giảm bớt được rất nhiều khâu “máy chạy cơm” trong kiểm tra, giám sát thực hiện KPI, tổng hợp dữ liệu, lập báo cáo… Tuy nhiên, để triển khai được giải pháp công nghệ tuyệt vời này trong doanh nghiệp, lại vẫn phải phụ thuộc vào yếu tố con người.
Con người là yếu tố có thể nói là quan trọng nhất trong triển khai Phần mềm KPI. Có rất nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn cho mình phần mềm phù hợp, nhưng nhiều năm vẫn không triển khai thành công KPI. Bởi trong quá trình triển khai, vận hành, người quản lý hệ thống KPI thay đổi liên tục. Triển khai dang dở phần mềm thì người mới thay thế hệ thống, lại phải mất thời gian để hiểu và nhận chuyển giao phần mềm từ đầu.
Các tiêu chí lựa chọn đội ngũ quản lý phần mềm quản lý KPIs
Đội ngũ tận tâm và nhiệt huyết
Đầu tiên là những người hết sức tận tâm với công việc. Chúng ta thử làm một phép tính ước chừng đơn giản. Với 1 công ty quy mô khoảng 700 CBNV, mỗi CBNV được giao 10 chỉ tiêu 1 tháng, theo dõi 17 kỳ (12 tháng + 4 quý + 1 năm). Tổng chỉ tiêu giao cho cá nhân trong 1 năm khoảng 119 nghìn chỉ tiêu. Đó là chưa tính đến chỉ tiêu của Công ty, chỉ tiêu cấp bộ phận trong 17 kỳ này.
Như vậy, tổng chỉ tiêu cả Công ty trong 1 năm của 1 công ty quy mô vừa có thể lên tới khoảng 150 nghìn chỉ tiêu hoặc hơn thế nữa. Đội ngũ quản lý phần mềm KPI cũng cần hết sức tận tâm và tất bật trong cả năm trời để có thể kiểm tra, theo dõi, giám sát và tổng hợp kết quả cho số lượng chỉ tiêu khổng lồ.
Để phần mềm KPI có thể chạy được, không chỉ là bởi đội ngũ quản lý phần mềm KPI. Vẫn cần sự góp sức của các quản lý cấp trung. Tuy nhiên vai trò của đội ngũ quản lý phần mềm KPI lại hết sức nặng nề. Họ có thể không phải tự theo dõi hay nhập dữ liệu cho chỉ tiêu mà có trách nhiệm đốc thúc, hướng dẫn, hỗ trợ các bộ phận cung cấp dữ liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời.
Đội ngũ am hiểu nghiệp vụ
Thứ hai, đội ngũ quản lý KPI cần hiểu rõ về phần mềm cũng như phương pháp KPI. Đây cũng là tiêu chí hết sức cần thiết. Nhiều người hay nói về KPI nhưng có thể lại không hiểu thực sự bản chất của KPI là gì? Cần hiểu được phương pháp để có thể chọn được phần mềm tốt, để có thể tham mưu, hỗ trợ và hướng dẫn đưa ra bộ chỉ tiêu KPI phù hợp. Lúc đó là sự cộng hưởng của phương pháp và công nghệ giúp doanh nghiệp triển khai hiệu quả. Lựa chọn đội ngũ quản lý KPI không nhiều kinh nghiệm hoặc không nắm chắc phương pháp, việc lan tỏa phương pháp và triển khai ứng dụng KPI có thể sẽ bị sai lệch so với mục tiêu ban đầu.
#2. Tỉnh táo lựa chọn phần mềm đánh giá KPIs phù hợp
Có rất nhiều nhà cung cấp phần mềm KPI trong và ngoài nước. Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng rằng lựa chọn phần mềm KPI của nước ngoài sẽ tốt hơn cho doanh nghiệp mình vì nước ngoài là tân tiến, là ứng dụng các phương pháp hiện đại, là sẽ đáp ứng được tốt các nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải phần mềm KPI nào của nước ngoài cũng có thể phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp Việt. Đơn giản vì các doanh nghiệp Việt Nam luôn có những “đặc thù” và mong muốn điều chỉnh cái chuẩn theo đặc thù riêng của mình.
Các nhà cung cấp phần mềm KPI nước ngoài thường sẽ không điều chỉnh phần mềm của họ chỉ riêng cho một số doanh nghiệp Việt Nam. Họ là các doanh nghiệp đa quốc gia. Sẽ không điều chỉnh cho riêng doanh nghiệp nào hoặc là đưa ra mức chi phí vô cùng lớn để có thể điều chỉnh một tính năng nhỏ nào đó.
Tuy nhiên, lựa chọn phần mềm KPI không phải cứ là chọn phần mềm nước ngoài là phù hợp. Cũng không phải cứ lựa chọn phần mềm trong nước đắt nhất trên thị trường là phù hợp.
Các vấn đề cần xem xét để lựa chọn phần mềm đánh giá KPIs phù hợp
- Phần mềm có lồng ghép các phương pháp tương đồng với cách thức triển khai KPI mà doanh nghiệp đang áp dụng không?
- Phương pháp BSC-KPI trên phần mềm có hiện đại, tiên tiến không?
- Quy trình từ thiết lập chỉ tiêu, phân bổ chỉ tiêu, theo dõi, đánh giá, ra báo cáo có rõ ràng, dễ hiểu, logic và khoa học hay không?
- Doanh nghiệp có thể điều chỉnh nội bộ để triển khai phần mềm không nếu quy trình và phương pháp trên phần mềm là chuẩn?
- Cách thức nhập dữ liệu và duyệt dữ liệu có dễ dàng không?
- Phần mềm có cơ chế duyệt nhiều cấp không?
- Cơ chế tích hợp của phần mềm có dễ dàng và nhanh chóng không? Ví dụ phần mềm nhân sự, phần mềm bán hàng,…
- Có tính năng tự động quản lý công việc được chẻ nhỏ từ các chỉ tiêu KPI hay không?
- Hệ thống dashboard và báo cáo KPI có đa dạng, sống động, tức thời và hỗ trợ phân tích tốt hay không?
- Có hỗ trợ công tác kiểm tra, giám sát thực hiện KPI hàng kỳ hay không?
- Chi phí có phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp?
- Cách thức sử dụng: cloud (cung cấp tài khoản, mật khẩu) hay on-premise (cài đặt trên server của doanh nghiệp)?
- Khả năng tùy biến ra sao nếu doanh nghiệp muốn điều chỉnh theo đặc thù?
Để rõ hơn các tính năng cần có của Phần mềm KPI. Đồng thời có căn cứ lựa chọn phần mềm KPI phù hợp, các bạn có thể tham khảo thêm bài viết “6 tiêu chí phải có của phần mềm KPI“
#3. Lựa chọn đúng phương pháp BSC-KPI để áp dụng
Phương pháp BSC-KPI chuẩn chỉ có một. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai và áp dụng, phương pháp này cũng có những điều chỉnh hoặc góc nhìn, ứng dụng khác nhau. Nhận diện và lựa chọn đúng phương pháp BSC-KPI để áp dụng trong doanh nghiệp là câu hỏi khó.
Có nhiều doanh nghiệp hay cá nhân chúng tôi tiếp xúc đều nói rằng họ đang áp dụng KPI cho doanh nghiệp mình. Và họ đang gặp nhiều vấn đề nan giải nổi bật như:
- KPI không nhất quán từ cấp công ty xuống bộ phận, cá nhân. Chẳng thể nào kiểm soát được KPI của các đơn vị, bộ phận phía dưới. Bên trên 1 kiểu, phía dưới KPI lại khác
- Áp dụng KPI nhưng kết quả cá nhân thì cao vời vợi mà kết quả của doanh nghiệp thì lại không đạt kế hoạch
- Lúng túng trong xây dựng và đánh giá chỉ tiêu KPI của các vị trí gián tiếp
- Phân giao KPI chồng chéo, phức tạp, cơ chế tính trọng sốhết sức “thần bí”
- Quá nhiều chỉ tiêu KPI. Nhân viên và quản lý suốt ngày chỉ lo thống kê, tổng hợp dữ liệu cho các chỉ tiêu KPI để báo cáo cũng hết cả tháng
Thực chất của các bất cập trên là gì?
KPI không nhất quán từ trên xuống dưới
- do không áp dụng đúng phương pháp thác đổ của BSC-KPI, KPI cấp trên không gắn kết với KPI cấp dưới. Phương pháp BSC-KPI là xây dựng và phân bổ KPI theo bản đồ chiến lược và có sự gắn kết, giao chỉ tiêu từ cao xuống thấp. Có sự kết nối không chỉ về tên chỉ tiêu mà còn gắn kết bằng tầm quan trọng chỉ tiêu, số kế hoạch được giao…
Kết quả cá nhân cao nhưng kết quả của công ty thấp
- đơn giản vì không có mối liên kết chỉ tiêu từ cấp cao xuống cấp thấp. Các chỉ tiêu cá nhân không tương thích và nhất quán với chỉ tiêu cấp cao hơn. Chỉ tiêu cá nhân quá dễ hoặc chưa đúng bản chất của KPI.
Khó đánh giá kết quả các vị trí gián tiếp
- cái này thì có thể lại cần kết hợp cả các chỉ tiêu khác như KRI để đánh giá các công việc không được đề cập đến chiến lược mà theo chức năng nhiệm vụ quan trọng
Phân giao chồng chéo, phức tạp
- do cơ cấu nhân sự chồng chéo, chưa phù hợp dẫn đến KPI khó phân giao và theo dõi. Trọng số “thần bí” khi doanh nghiệp không biết phân tách trách nhiệm của các đơn vị ra sao trong cùng 1 chỉ tiêu thì ngoài việc đặt trọng số chỉ tiêu, còn đặt trọng số hoàn thành giữa các bộ phận… vô hình chung tạo ra sự phức tạp không cần thiết. Vẫn là vấn đề của lựa chọn và cách hiểu trong xây dựng và phân giao KPI.
Quá nhiều chỉ tiêu KPI
- có vẻ như nhiều doanh nghiệp cho rằng mình đang giao KPI nhưng thực chất những chỉ tiêu đó có phải là chỉ tiêu “Key” hay không? có gắn theo chiến lược hay không? Nếu là Key, là gắn theo chiến lược thì ắt hẳn mỗi bộ phận hay cá nhân sẽ không có đến 30 – 50 chỉ tiêu một kỳ hoăc nhiều hơn thế. Quá nhiều chỉ tiêu trọng yếu thì không còn trọng yếu nữa. Đơn giản nó chỉ là PI (chỉ số thực hiện), RI (chỉ số kết quả), hay Task (các công việc thường nhật). Đó là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp hay gặp phải khi đưa ra quá nhiều chỉ tiêu nhưng lại quên mất yếu tố trọng yếu và gắn chiến lược.
Vậy làm thế nào để lựa chọn đúng phương pháp BSC-KPI?
- Doanh nghiệp có thể thuê các Công ty tư vấn có uy tín để xây dựng hệ thống BSC-KPI trước khi áp dụng phần mềm. Hoặc là thuê trọn gói dịch vụ tư vấn và phần mềm của các công ty chuyên cung cấp giải pháp. Sẽ đảm bảo phương pháp áp dụng chuẩn và có tính thực tiễn cao. Tuy nhiên, có những doanh nghiệp sẽ cần cân đối cả ngân sách lẫn thời gian.
- Giải pháp tiếp theo đó là tìm các khóa học của các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo có uy tín về BSC-KPI để áp dụng phương pháp chuẩn. Hiện nay một số đơn vị phần mềm uy tín và có năng lực tốt trên thị trường cung cấp các combo đào tạo và triển khai phần mềm. Combo dịch vụ này vừa mang tính thực chiến, vừa triển khai nhanh chóng, dễ dàng, khả năng thành công cao. Đồng thời chi phí cũng hết sức hợp lý, phù hợp ngân sách.
#4. Xây dựng kế hoạch từng bước triển khai phần mềm đánh giá KPIs
Mỗi một hoạt động nào cũng cần xây dựng kế hoạch và lộ trình triển khai và thực hiện. Việc lập kế hoạch chi tiết sẽ giúp công tác triển khai được chuẩn bị chu đáo hơn, lường trước các vấn đề gặp phải và giải pháp. Nội dung Kế hoạch triển khai Phần mềm KPI nên áp dụng theo 5W2H gồm:
- What: Nêu rõ các hoạt động thực hiện gì, các bước thực hiện
- Who: Thành lập đội ngũ quản lý và triển khai KPI: Ai là người chủ trì, chịu trách nhiệm? là người kiểm tra giám sát? Đâu là người đánh giá? thành viên nào thực thi…? Cần xác định rõ vai trò của từng thành viên.
- Where: Phạm vi triển khai đến đâu (toàn bộ doanh nghiệp hay áp dụng trước đến một số đơn vị/bộ phận), địa bàn triển khai (một hay nhiều nơi)
- When: lộ trình thời gian (bắt đầu của từng hạng mục công việc/bước thực hiện, thời gian hoàn thành hay mục tiêu tiến độ từng bước thực hiện mà công ty mong muốn đặt ra)
- How: thực hiện bằng cách nào, thuê/mua phần mềm, cách thu thập/ đo lường dữ liệu…
- How much: ngân sách dành cho hoạt động này, các chi phí phát sinh tự tính trong quá trình triển khai
Ngoài các nội dung kế hoạch trên, để triển khai thành công, doanh nghiệp cũng cần phân tích thêm những khó khăn, hạn chế kèm những giải pháp để giải quyết các vấn đề này. Lập kế hoạch là một chuyện, tuy nhiên, việc theo dõi, giám sát triển khai thực hiện lại là một trong các yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo quá trình triển khai được thành công.
#5. Thiết lập BSC-KPI theo thác đổ và có tính liên kết
Như đã nói ở trên, một trong những bất cập khiến triển khai KPI của doanh nghiệp thất bại đó là vì BSC-KPI không có mối liên kết giữa Công ty và bộ phận, cá nhân. Điều đó dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không hoàn thành kết quả mục tiêu đặt ra nhưng CBNV hoàn thành xuất sắc.
Do vậy, KPI cần được xây dựng đồng bộ và gắn kết từ chiến lược của công ty đến từng bộ phận và cá nhân. Theo đó, đảm bảo kết quả đồng nhất và đáp ứng được mục tiêu chiến lược của công ty. Phần mềm KPI sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tự động tính toán kết quả chỉ tiêu theo công thức thiết lập. Nhiều chỉ tiêu gắn kết có thể tự động sử dụng kết quả của nhau để tổng hợp và tính toán kết quả hoàn thành theo các cấp. Như vậy, tạo thành một hệ thống tổng thể, đồng nhất và đáp ứng mục tiêu.
#6. Không “tham” chỉ tiêu đưa lên phần mềm
Để tránh việc đưa quá nhiều chỉ tiêu KPI lên phần mềm để theo dõi, đánh giá. Doanh nghiệp luôn cần phải lưu ý, thực sự cân nhắc lựa chọn các chỉ tiêu tương thích với mục tiêu chiến lược đặt ra. Những chỉ tiêu không nhằm mục đích đáp ứng chiến lược thì không xem xét đưa vào trong đánh giá BSC-KPI.
Mỗi chỉ tiêu đều có tầm quan trọng khác nhau và đóng góp vào kết quả KPI chung của doanh nghiệp/đơn vị/cá nhân. Nếu có quá nhiều chỉ tiêu cùng được đưa ra đánh giá trong một kỳ thì trọng số của các chỉ tiêu sẽ chia nhỏ. Mức độ quan trọng của các chỉ tiêu dần trở nên cào bằng hơn. Sự tác động của chỉ tiêu trong kết quả tổng thể sẽ không thể hiện rõ nét. Như vậy, sẽ không còn là quan trọng nữa. Chiến lược đi quá nhiều hướng thì sẽ trở thành chiến lược “hình quả mít”. Một chủ thể được giao quá nhiều chỉ tiêu quan trọng phải thực hiện thì sẽ không biết phải ưu tiên phần nào, nguồn lực đáp ứng ra sao.
Theo thông lệ tốt, số lượng chỉ tiêu trọng yếu của một bộ phận khoảng 7 – 10 chỉ tiêu trong một kỳ là phù hợp. Số lượng chỉ tiêu của cá nhân khoảng 5 – 7 chỉ tiêu/kỳ là hợp lý.
#7. Đơn giản hóa trong tư duy
Nếu chúng ta để ý và sử dụng các phần mềm đánh giá KPIs nước ngoài, sẽ thấy đó là những phần mềm khá đơn giản và rõ ràng. Tuy nhiên, nhu cầu đối với phần mềm đánh giá KPIs của các doanh nghiệp Việt Nam lại phức tạp hơn rất nhiều. Ví dụ: Nhiều cấp bậc chỉ tiêu, nhiều cấp duyệt, cần nhiều bằng chứng kèm theo, giao KPI đan xen, kết hợp KPI và các đánh giá khác, trọng số liên kết, công thức tính toán phức tạp…
Công cụ, phương pháp hay các cách thực hiện là để giúp các doanh nghiệp đáp ứng các mục tiêu trong quản lý một cách nhanh chóng, đơn giản, hiệu quả và dễ dàng hơn. Không phải là làm cho hoạt động quản lý phức tạp, mất thời gian, công sức và khó kiểm soát. Vì vậy, để triển khai Phần mềm đánh giá KPIs thành công, điều quan trọng là đơn giản hóa tư duy ứng dụng phương pháp và công cụ. Hiểu phương pháp và áp dụng linh hoạt. Nhưng không vì những sự phức tạp của bối cảnh cá biệt (của cá nhân, không theo thông lệ…) để biến đổi các công cụ hay phương pháp đi xử lý các biệt lệ riêng biệt, không mang tính tổng thể và số đông.
#8. Truyền thông về phần mềm đánh giá KPIs là điều quan trọng
Triển khai bất kỳ một chính sách, một chương trình, một hoạt động nào đó, truyền thông là hoạt động quan trọng. Vì nó giúp lan tỏa mục tiêu, ý nghĩa, giúp người trong cuộc hiểu rõ hơn và khơi gợi sự đồng lòng, quyết tâm của tập thể. KPI là một phương pháp cần sự chăm chỉ, đồng lòng, quyết tâm của toàn thể CBNV tham gia. Đặc biệt triển khai phần mềm đánh giá KPIs lại cần sự nỗ lực rất lớn từ tập thể. Bởi triển khai KPI đã khó, nhưng ứng dụng công nghệ trong triển khai KPI đôi khi còn là sự bỡ ngỡ và ngại ngần của nhiều CBNV có tâm lý e ngại với công nghệ.
Truyền thông về KPI không chỉ giúp CBNV hiểu rõ mục tiêu, ý nghĩa của ứng dụng phần mềm. Không chỉ tăng thêm động lực, thúc giục, tạo không khí, thi đua trong toàn doanh nghiệp. Truyền thông còn giúp cả doanh nghiệp hiểu rõ phương pháp, cùng làm một cách, cùng theo đúng quy trình thực hiện. Giống như đua thuyền vậy, để tất cả các thành viên cùng chèo một nhịp và hướng đến đích nhanh chóng, thì luôn cần có người chầm trịch hô vang nhịp chèo. Tiếng hô đó vừa giúp toàn đội cùng chèo theo nhịp, vừa tạo động lực, tinh thần hừng hực, đanh thép hướng mục tiêu chung.
#9. Không nên quá cẩn trọng
Cẩn trọng là quan trọng. Tuy nhiên, cẩn trọng quá sẽ trở nên quá cầu toàn. Mà cầu toàn quá, nắn nót quá đôi khi lại khiến “chậm nhịp” triển khai, sẽ bị kéo dài thời gian thực hiện hướng đến mục tiêu. Trong thời đại công nghệ phát triển nhanh và mạnh. Kéo theo chiến lược của doanh nghiệp cũng cần điều chỉnh và thay đổi linh hoạt hơn trước. Doanh nghiệp dần quen với khải niệm “agile” không chỉ trong các hoạt động, mà còn cả kế hoạch và chiến lược.
Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp trẻ hoặc doanh nghiệp có tham vọng phát triển nhanh, mạnh. Quan điểm ứng dụng phần mềm đánh giá KPIs cũng hết sức tham vọng và đòi hỏi triển khai nhanh chóng. Đối với họ, thử và sai là điều quan trọng. Thay vì quá nắn nót xây dựng bộ chỉ tiêu KPI có vẻ tuyệt vời, lý tưởng, cân đong đo đếm để lựa chọn, thay đổi, điều chỉnh chỉ tiêu trong sự bàn bạc liên miên tại các cuộc họp hoàn toàn chưa áp dụng vào thực tiễn. Thì nhiều doanh nghiệp quan điểm là phác thảo bộ KPI rồi đưa lên phần mềm để triển khai luôn trong một số bộ phận hoặc toàn bộ. Việc hoàn thiện, điều chỉnh KPI phù hợp sẽ được liên tục xem xét ngay trong quá trình triển khai thực tế.
Đó là quan điểm “thực chiến” ngày càng nhiều doanh nghiệp ưa chuộng. Họ không muốn mất thời gian chỉ để ngắm nghía trong ý tưởng hay ngâm cứu. Mà cứ áp dụng vào thực tiễn rồi điều chỉnh cho phù hợp. Đó cũng là tư duy “agile” quyết liệt và nhanh gọn.
#10. Điều chỉnh nội bộ và đề xuất điều chỉnh phần mềm
Khi hệ thống KPI trong nội bộ áp dụng chưa phù hợp, việc điều chỉnh để phù hợp với thông lệ tốt, hoặc phù hợp hơn với bối cảnh, mục tiêu là cần thiết. Với sự thay đổi ngày càng nhanh chóng của môi trường kinh tế, xã hội, nhu cầu từ khách hàng, thì điều tất yếu với doanh nghiệp đó là điều chỉnh nội bộ để tương thích và phát triển hiệu quả hơn, nhanh hơn. Điều chỉnh nội bộ ở đây trong quá trình triển khai phần mềm KPI đó có thể bao gồm:
- Mục tiêu chiến lược
- Điều chỉnh chỉ tiêu cho phù hợp hơn với các mục tiêu mới và bối cảnh mới
- Xem xét ứng dụng, điều chỉnh theo phương pháp BSC-KPI chuẩn hơn nếu doanh nghiệp đang áp dụng chưa đúng
- Thay đổi nhân sự triển khai khi chưa phù hợp (khi cần thiết)…
Bên cạnh đó, khi áp dụng phần mềm KPI, doanh nghiệp vẫn có thể chủ động trong việc góp ý điều chỉnh đối với phần mềm khi cần thiết. Nếu như phần mềm mà doanh nghiệp đang áp dụng có những điểm chưa phù hợp với thông lệ tốt. Các doanh nghiệp phát triển phần mềm hiện nay luôn sẵn sàng lắng nghe và tiếp thu các ý kiến góp ý quý báu từ số đông doanh nghiệp để ngày càng hoàn thiện sản phẩm của mình.
Kết luận
Triển khai áp dụng Phần mềm đánh giá KPIs không phải là điều dễ dàng đối với đại đa số doanh nghiệp. Vấn đề có thể nằm ở bản thân phần mềm hay dịch vụ hỗ trợ của nhà cung cấp phần mềm nếu như phần mềm không phù hợp với doanh nghiệp. Nhưng điều quan trọng nhất và quyết định thành bại trong triển khai Phần mềm KPI lại phụ thuộc vào chính bản thân doanh nghiệp. Đó chính là sự quyết liệt, kiên trì của các CEO, các nhà quản lý cấp cao. Cũng như sự tận tâm, am hiểu, kiên trì của đội ngũ triển khai KPI trong doanh nghiệp và đồng lòng của các thành viên tham gia.
Các bài viết liên quan
KPI là gì? Triển khai KPI như thế nào cho hiệu quả?
6 tiêu chí phải có của phần mềm KPI
10 phần mềm KPI tốt nhất cho doanh nghiệp 2024
Các chỉ tiêu KPI thông dụng nhất trong doanh nghiệp
Tham khảo một số dự án triển khai phần mềm KPI digiiTeamW của OOC:
- Dự án Phần mềm KPI và Đánh giá năng lực cho Tập đoàn Đất Xanh
- Triển khai Phần mềm KPI cho Tập đoàn Cityland, TP HCM
- Dự án Phần mềm KPI cho Công ty Bất động sản Thành phố Vàng Tây Ninh
- Dự án Phần mềm KPI và Nhân sự cho Công ty CP Nhựa Hưng Yên
- Triển khai Phần mềm KPI digiiTeamW cho Vitto Hoàn Mỹ Group (Vĩnh Phúc)
- [digiiTeamW] Cung cấp phần mềm KPI cho Công ty Xây dựng Tây Ninh
- Triển khai phần mềm KPI cho công ty dịch vụ dầu khí tại Thanh Hóa
- Triển khai Phần mềm KPI cho Công ty Thời trang YODY (Hà nội)
- Nâng cấp phần mềm KPI cho công ty bất động sản CityLand lên phiên bản digiiTeamW
- Cung cấp phần mềm KPI cho Công ty Nhiệt điện Bà Rịa (Bà Rịa – Vũng Tàu)
- Công ty CP Kho vận Hải An (Hải Phòng)
- Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (Hà nội)
- Tổng công ty Vận tải Hà nội (Hanoi Transerco)