Hiểu biết thuế thu nhập cá nhân và lưu ý đặc biệt

lưu ý về thuế thu nhập cá nhân
5/5 - (1 vote)

Last updated on 13/05/2024

Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu, áp dụng cho các cá nhân đã có thu nhập. Tùy vào mức thu nhập hiện tại, sẽ có các cá nhân cần phải đóng thuế. Mỗi người đều có một mã số thuế thu nhập cá nhân riêng. Hiểu biết về thuế thu nhập cá nhân là vô cùng quan trọng giúp chúng ta nhanh chóng có thêm thông tin về loại thuế này.

Vai trò của thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân đóng vai trò rất lớn, góp phần thực hiện công bằng và trách nhiệm xã hội. Mức thuế này có những điểm mạnh lớn dưới đây.

Thuế thu nhập cá nhân đóng góp vào ngân sách nhà nước

Thuế là nguồn cung cấp chính cho ngân sách nhà nước. Trong đó, thuế thu nhập cá nhân đóng vai trò rất lớn. Với sự phát triển kinh tế lớn, mức thuế này giúp tăng GDP của nước ta.

Cải thiện tình trạng phân hóa giàu nghèo

Ở Việt Nam, sự phân hóa giàu – nghèo còn đặc biệt nghiêm trọng. Thuế thu nhập cá nhân chủ yếu được thực hiện với người có thu nhập trung bình trở lên. Nhà nước không tiến hành thu thuế với dân cư có thu nhập thấp, chỉ đủ nuôi gia đình.

Thực hiện điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô

Thuế thu nhập cá nhân đóng vai trò như một công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô. Điều này giúp nhà nước thông qua các ưu đãi, mã giảm giá có lợi cho tiêu dùng. Từ đó, có thể thúc đẩy khả năng tiêu dùng và thương mại của người dân.

Thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế

Đóng thuế thu nhập cá nhân sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng cao của nền kinh tế. Từ đó, có thể thu hút được nguồn nhân lực dồi dào trong nước và quốc tế. Từ đây, nền kinh tế có đủ khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Bất cập của thuế thu nhập cá nhân

Bên cạnh những vai trò to lớn trên, thuế thu nhập cá nhân cũng tồn tại nhiều bất cập. Những bất cập này đã nhiều lần được đưa lên trước Quốc hội xem xét, thay đổi. Tuy nhiên, những biện pháp được đưa ra để giải quyết đều chưa thực sự khả thi.

Mức giảm trừ chưa tương xứng

Năm 2020, Nhà nước đã đồng ý tăng mức giảm trừ người phụ thuộc từ 3,6 triệu đồng lên 4,4 triệu đồng. Song, mức giảm trừ này vẫn tiếp tục vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Mọi người dân đều đang nhất trí rằng mức giảm này chưa thật sự cân xứng so với mức gia tăng giá cả của hàng hóa.

Chưa cân đối giữa khu vực thành thị và nông thôn

Thuế thu nhập cá nhân đang “cào bằng” mức sống của lao động thành thị và nông thôn. Thu nhập của người thành thị cao hơn ở nông thôn khoản 1,5 lần. Tuy nhiên, mức giá hàng hóa của họ lại cao hơn rất nhiều nhưng mức thuế được đặt ra lại chưa thể cân bằng được giữa hai vùng miền.

Với những bất cập như vậy, mọi người dân đều mong muốn rằng quốc hội có thể sớm đưa ra các biện pháp giải quyết sớm nhất.

Các bộ luật, nghị định và thông tư được áp dụng để tính thuế thu nhập cá nhân

luật và nghị định thuế thu nhập cá nhân

Những hiểu biết về thuế thu nhập cá nhân được ban hành dựa trên các bộ luật nào là thật sự cần thiết. Tính đến thời điểm hiện tại, Chính phủ chưa ban hành luật mới về cách tính thuế thu nhập cá nhân. Vì vậy, những bộ luật dưới đây vẫn được sử dụng khi tính loại thuế này:

  • Bộ luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2009.
  • Luật sửa đổi và các luật về thuế số 71/2014/QH13, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
  • Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi năm 2012.

Hiện nay, một số văn bản được sử dụng để hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành, bao gồm:

  • Văn bản thứ nhất là Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi các quy định về thuế.
  • Nghị định 12/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.
  • Nghị định 65/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân.
  • Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
  • Thông tư 20/2010/TT-BTC hướng dẫn thủ tục hành chính về thuế thu nhập cá nhân do Bộ Tài chính ban hành.
  • Chỉ thị 22/2008/CT-TTg thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Các đối tượng cần nộp thuế thu nhập cá nhân

Đối với cá nhân cư trú

Đây là đối tượng phải chịu thuế từ mức thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam. Đối tượng này cần đáp ứng được hai điều kiện. Thứ nhất, có mặt trên lãnh thổ Việt Nam từ 183 ngày trở lên, được xác nhận trong hộ chiếu. Thứ hai, có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, tính cả nhà thuê theo hợp đồng.

Đối với cá nhân không cư trú

Đây là các cá nhân phải đóng thuế dựa trên mức thu nhập phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam. Nhóm đối tượng này là những người không đáp ứng điều kiện là cá nhân cư trú giống như trên.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân 

Cách tính thuế TNCN với cá nhân cư trú

Ba công thức cần áp dụng để tính thuế thu nhập cá nhân:

(1): Thuế thu nhập cá nhân cần nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất.

(2): Thu nhập tính thuế = Thu nhập phải chịu thuế – các khoản giảm trừ.

(3): Thu nhập phải chịu thuế = Tổng tiền lương nhận được – Các khoản được miễn thuế.

Lưu ý: 

Các khoản giảm trừ bao gồm: khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, nhân đạo, từ thiện….

Các khoản tiền được miễn thuế được xác định như sau: Khoản tiền làm thêm ngoài giờ, làm thêm ca đêm bên ngoài giờ hành chính…

Người lao động áp dụng 3 công thức trên để tính mức thuế cần phải nộp theo các bước như sau:

Đầu tiên, tính tổng các thu nhập hàng tháng của bản thân.

Tiếp theo, tính các chi phí được miễn thuế.

Thu nhập của lái thuyền và thuyền viên là người Việt Nam làm công việc vận tải quốc tế hoặc làm cho các hãng nước ngoài.

Kế đó, người lao động tiến hành tính mức thu nhập phải cần được đóng thuế (áp dụng công thức số 3).

Tiếp nữa, người dân cần tính các khoản giảm trừ (nếu có). Có các mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân và người phụ thuộc khác nhau.

Cuối cùng, tính ra khoản thu nhập bị tính thuế (áp dụng công thức số 2).

Cách tính thuế TNCN đối với cá nhân không cư trú

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, cá nhân không cư trú sẽ không được tính các khoản giảm trừ như đã được nhắc đến ở phía trên.

Vì vậy, trừ cá nhân mất khả năng lao động, thì các cá nhân khác tính thuế theo công thức:

Thuế thu nhập cá nhân cần đóng = 20% x mức thu nhập phải chịu thuế

Trong đó, thu nhập phải chịu thuế được tính tương tự đối với cá nhân cư trú tại Việt Nam.

Các đối tượng được miễn nộp thuế thu nhập cá nhân

Theo các quy định của pháp luật Việt Nam hiện tại, vấn đề được miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân được áp dụng cho 4 đối tượng sau:

Giảm thuế

Các cá nhân gặp khó khăn, trở ngại do phải chịu thiệt hại từ thiên tai, hỏa hoạn… Bên cạnh đó, những cá nhân gặp tai nạn, bệnh hiểm nghèo cũng được xem xét giảm thuế (tại Điều 4 Luật thuế TNCN số 04/2007/QH12);

Miễn thuế

theo các điều ước quốc tế (theo quy định tại Điều 9 Luật thuế TNCN số 04/2007/QH12);

Giảm 50% thuế

Áp dụng cho cá nhân làm việc trong khu kinh tế. Điều này dựa trên thông tư số 128/2014/TT-BTC ngày 5/9/2014 của Bộ Tài chính.

Tổng cục Thuế nêu rõ, những cá nhân công tác trong những dự án phát triển công nghệ cao thì vẫn có trách nhiệm nộp thuế đúng quy định… Hiểu biết về thuế thu nhập cá nhân quy định đối với các đối tượng này là vô cùng quan trọng.

Qua những hiểu biết như trên, có thể thấy được vai trò của thuế thu nhập cá nhân. Mỗi chúng ta cần có trách nhiệm, đóng thuế đầy đủ. Từ đó, góp phần mang lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế Việt Nam.

 

Contact Us